Sparta từ cải cách Lycurgus trở đi (P.2)

Tại các trường quân sự agoge này thì các học viên được cho làm quen và thích nghi với môi trường kỷ luật khắc nghiệt nghiệt của quân đội, được chia thành các nhóm theo độ tuổi và được huấn luyện về kỹ năng chiến đấu

Tại các trường quân sự agoge này thì các học viên được cho làm quen và thích nghi với môi trường kỷ luật khắc nghiệt nghiệt của quân đội, được chia thành các nhóm theo độ tuổi và được huấn luyện về kỹ năng chiến đấu, rèn luyện sống và chịu đựng môi trường kỷ luật sắt với các bài trừng phạt dành cho những kẻ yếu đuối trong khi những đứa trẻ có kỹ năng phán đoán tốt cũng như khả năng đánh giỏi thì được tưởng thưởng bằng cách cho làm trưởng các nhóm. Không chỉ đào tạo về kỹ năng phang lộn khi mà các đứa trẻ được những người lớn giám sát khuyến khích tự thân choảng nhau nhằm giúp nâng cao kỹ năng.

Mà các đứa trẻ trong agoge còn được dạy cách tự thân tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như chỉ được phát 1 áo choàng và buộc phải sử dụng nó suốt 1 năm cũng như phải làm giường ngủ từ sậy lấy từ sông và cả việc sống không được tắm nhằm nâng cao sức chịu đựng của cơ thể Không chỉ có mỗi bọn đàn ông con trai mới bị rèn luyện nghiêm khắc mà cả phụ nữ cũng nằm trong danh mục cải cách của Lycurgus khi Lycurgus buộc đám chân yếu tay mềm phải tham gia các hoạt động thể lực nhằm giúp cho con họ sau này sinh ra được khỏe hơn. Cao thủ hơn thì những phụ nữ trẻ còn bị buộc phải khỏa thân và tham gia các lễ hội chung với bọn trai trẻ.

Dù vậy thì đôi lúc vai trò của các phụ nữ Sparta theo Lycurgus còn là người giúp các nam nhi Sparta khắc phục các nhược điểm khi phụ nữ có quyền đưa ra các lời chỉ trích dành cho đàn ông về chỗ họ cần cải thiện cũng như cả việc hát bài hát giúp bọn con trai lên dây cót tinh thần và có khi là tới mức thù địch sẵn sàng dùng nắm đấm để phân định cấp bậc với nhau. Ngoài các cải cách trên thì Lycurgus cũng có ra cải cách hôn nhân không giống ai nhưng cũng vì vậy mà khiến xã hội Sparta trở nên đặc biệt hơn đó là việc phụ nữ khi tới tuổi sinh con sẽ phải cạo đầu và được phù dâu cho ăn mặc như đàn ông rồi đưa vào 1 phòng tối chờ động phòng trong khi chú rể thì cũng nấp trong tối và sau đó thì lên giường với cô dâu của mình.

Sở dĩ có phong tục quái dị trên là nhằm mục đích tránh để chú rể bị mệt khi phải liên tục làm tình. Bên cạnh các cặp đã cưới thì với các nam nhi đã quá lâu mà chưa kết hôn thì cũng bị xử lý bằng cách bị cấm cho tham gia lễ hội Gymnopaedia được tổ chức thường niên ở Sparta, bị tránh xa cũng như bị buộc phải vừa nhảy theo vòng tròn vào mùa đông vừa hát bài ca hối tiếc vì đã lảng tránh nghĩa vụ duy trì dòng dõi. Với những cải cách về các mảng giáo dục, xã hội, kinh tế…như trên Lycurgus đã đưa Sparta trở nên hùng mạnh và đời sống xã hội của người Sparta đi vào khuôn khổ. Sau khi đã đưa người Sparta vào sống trong khuôn phép.

Lycurgus đã tuyên bố sẽ 1 lần nữa tới dâng lễ cho thần Apollo ở Delphi rồi triệu tập mọi người Sparta bao gồm cả nhị vương lẫn Hội đồng trưởng lão lại bắt mọi người ăn thề sẽ tuân theo những gì mình đã làm cho tới khi nào mình trở về trước lúc khởi hành. Theo truyền thuyết trong tác phẩm Sống của Plutarch thì Lycurgus sau đó đúng là đã tới đền thờ Apollo ở Delphi và được phán là những cải cách mà Lycurgus đã tiến hành rất xuất sắc và điều đó sẽ giúp người dân của Sparta sẽ nổi tiếng về sau để rồi sau đó thì Lycurgus biến mất khỏi các ghi chép lịch sử mà có 1 lời giải đáp cho chuyện đó là Lycurgus sau khi viếng đền thờ Apollo ở Delphi xong đã chọn cách tự sát xa xứ nhằm buộc người dân Sparta phải vĩnh viễn tuân theo cải cách của mình.

Sau cải cách Lycurgus, Sparta trở nên giàu mạnh song dù vậy thì vị trí tọa lạc của Sparta lại lọt thỏm giữa 1 đống hàng xóm hùng mạnh và nguy hiểm với xứ Argos của dân Doria đồng tộc ở đông và đông nam, xứ Arcadia của dân Achaen ở phía tây bắc, Amyclae của tàn dư người Mycenae ở phía nam và các thành khác như Geronthrae, Pharis với Messenia…để rồi sau đó bằng các chiến dịch thì Sparta lần lượt thôn tính Pharis, Geronthrae với Amyclae. Tuy nhiên 1 trong những thử thách to lớn đầu tiên của người Sparta đã diễn ra sau đó vào khoảng năm 743 TCN khi người Sparta tiến hành chiến tranh với hàng xóm là xứ Messenia hùng mạnh ở phía tây.

Messenia vốn cũng là đất bị người Doria chiếm sau khi họ tràn xuống chinh phục vùng Pelonponesos để rồi sau đó nó được chia cho 1 thành viên nhà Heracleid là Cresphontes em trai vua khai triều Heracleid ở Arhos và chú của lưỡng vị quốc chủ đồng khai mở 2 triều Agiad và Eurypontid cai trị Sparta. Sau khi nhận đất phong ở Messenia thì Cresphontes đã cai trị Messenia và lấy công chúa Merope xứ Arcadia làm vợ và có được 3 người con. Dù vậy thì không lâu sau đó, Cresphontes và 2 đứa con lớn bị 1 người trong họ là Polyphontes hạ sát để đoạt vị lẫn vợ. Dù vậy thì út tử Aepytus do đang ở nhà ngoại tại Arcadia nên may mắn thoát nạn để rồi Merope để bảo vệ tính mạng con trai đã bí mật gửi Aepytus tới xứ Aetolia để lánh nạn.

Sau vài năm tị nạn thì Aepytus đã quay về phối hợp với bà già Merope cùng sự hỗ trợ của các vua Sparta, Argos với Arcadia tiến hành chính biến hạ sát Polyphontes để giành lại hoàng vị và khai mở nên triều Aepytidae cai trị Messenia. Sau khi nắm quyền cai trị trở lại ở Messenia thì Aepytus đã tiến hành du nhập văn hóa người Achaen, tiến hành chính sách Achaen hóa người Doria cũng như buộc người Doria tới hành lễ ở đền thờ tại núi Ithome vốn trước là nơi thờ cúng của người Achaea song bị người Doria chiếm lấy biến làm sở hữu của mình. Dù thế thì việc Achaea hóa của Aepytus đã chọc tức người Doria ở Messenia do bản thân dân Doria vẫn mang tư tưởng là dân tộc thống trị dân.

Achaea chiến bại và quan điểm như vậy của người Doria ở Messenia đã sớm nhận được sự ủng hộ từ Sparta. Bên cạnh đó thì có thêm vài sự kiện khác gần gũi hơn đẩy 2 quốc gia của người Doria tới chỗ đánh nhau sống chết chính là sự kiện đột kích vào đền thờ nữ thần Artemis Limnatis vốn nổi tiếng là nơi thờ cúng linh thiêng tọa lạc ở trên biên giới Messenia và Laconia, chỉ dành riêng cho dân 2 xứ Messenia với Laconia tới mức ngay cả người bị chính quyền thế tục săn đuổi cũng có thể vào đền tị nạn trong dịp lễ hội vinh danh thần vào khoảng năm 768 TCN khiến cho vị vua đời thứ 8 của nhà Agiad ở Sparta là Teleklos bị người Messenia giết cùng nhiều trinh nữ.

Về nguồn cơn của cuộc đột kích thì cả 2 xứ Messenia với Sparta không thể thống nhất chung diễn biến với phiên bản phía Sparta chỉ ô tả ngắn gọn là tại đền thờ Artemis Limnatis thì vua Teleklos bị giết giữa lúc nhiều trinh nữ bị cưỡng hiếp trong khi theo phiên bản bên phía người Messenia là người Sparta đã chọn ra 1 tổ đội lính trẻ chưa có râu và cải trang họ làm trinh nũ của đền với âm mưu thích sát các quý tộc Messenia tới tham dự lễ để rồi sau đó toán quân cải trang non kinh nghiệm của Sparta đã bị bóc phốt và đánh bại trong khi chỉ huy toán quân chính là vua Sparta nhận nhiệm vụ cảm tử thì bị giết. Còn tiếp...

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay