Liên quân các thành bang Hy Lạp đã kịch chiến 1 trận ác liệt với quân Macedonia của cha con Philip Đệ Nhị và Alexander Đệ Tam mà về sau là Alexander Đại Đế của Macedonia tại trận Charonea vào ngày 2 tháng 8 năm 338 TCN với kết quả cuối cùng là liên quân Hy Lạp bị đánh bại, Đội Thần binh Thebes tinh nhuệ bị hủy diệt trong khi các thành bang Hy Lạp trừ Sparta đều lũ lượt gia nhập Liên minh Corinth do Macedonia lập nên vào khoảng năm 338 TCN/ 337 TCN. Cùng với sự trỗi dậy của Macedonia thì các hàng xóm Sparta là xứ Messenia và Argos đã quay sang trở thành đồng minh của Macedonia khiến Sparta bị giam chân ở sân nhà Pelonponesos trong khi liên quân Athen và Thebes bị tiêu diệt ở Charonea.
Năm 334 tCN, Alexander Đại Đế đã cho quân vượt eo biển Hellespoint và tiến hành cuộc Đông chinh Ba Tư Achaemenid nói riêng và châu Á nói chung Dù đông chinh song do sự đe dọa ở sân nhà vẫn còn rất lớn khi mà Sparta chưa từng bị người Macedonia đánh bại đã khiến Alexander Đại Đế lưu lại Antipater làm nhiếp chính kiêm người bảo vệ hậu phương Macedonia. Đúng như dự liệu của Alexander Đại Đế thì để có thể phân tán lực lượng và nhằm ép người Macedonia quay đầu thì Ba Tư Achaemenid đã cho sứ sang đi đêm với Sparta cùng đông tây giáp kích Macedonia để rồi Sparta sau đó đã hành binh tấn công Macedonia song bị Antipater nghênh chiến đánh bại và hạ sát luôn cả vua Agis đệ Tam của Sparta tại trận Megalopolis ở tây nam vùng Arcadia vào năm 331 TCN buộc Sparta phải gia nhập nốt vào Liên minh Corinth.
Khoảng ngày 10/11 tháng 6 năm 330 TCN, Alexander qua đời khiến cho đế quốc Macedonia của họ Aegiad sau bao phen gầy dựng nên đã bị các tướng lĩnh kế tục Alexander đại Đế diadochi như Seleukos Vạn Thắng Vương, Cứu Tinh Ptolemy… chia nhau xâu xé dẫn đến đế quốc rộng lớn bị tan rã. Nhân cơ hội các tướng của Alexander Đại Đế quay sang đấu đá nhau để tranh giành quyền lực thì năm 3223 TCN liên minh các thành bang Hy Lạp gồm Liên minh Aetolia, Locris, Phocis, Argos, Thessaly do Athen đầu têu đã đứng lên chống lại người Macedonia cùng đồng minh Boetia, Amfissa trong cuộc chiến Lamia (323 TCN -322 TCN) để rồi sau cùng thì Macedonia đã đánh bại được các thành bang Hy Lạp nổi dậy và Sparta đã giữ thế trung lập trong suốt cuộc chiến này.
Năm 303 TCN, Taras 1 lần nữa cầu viện mẫu quốc Sparta giúp chống lại người Lucani và được Sparta đáp ứng bằng việc gửi thân vương Cleonymus đem quân đánh thuê sang giúp đỡ. Cleonymus đã khiến người Lucani phải lập tức cầu hòa để rồi sau đó Cleonymus đã thừa thế kéo quân đánh chiếm thành Metaponto cũng như giong buồm tới chiếm Corcyra. Dù vậy thì sau thời gian đầu nhờ vả mẫu quốc thì Taras đã quay sang phá bỏ liên minh với Sparta khiến Cleonymus phải đem quân quay lại dạy cho Taras bài học về tội vô ơn. Tuy ban đầu Sparta chiến thắng song Taras sau đó đã tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào ban đêm khiến quân Sparta phải lui về Corcyra để tái tổ chức lại lực lượng.
Năm 302 TCN, người Sparta 1 lần nữa quay lại nam Italia và chiếm được Thuriae song người La Mã sau đó đã kéo tới can thiệp buộc quân Sparta phải rút lên thuyền đi về phía bắc tới bờ biển duyên hải thuộc đất người Veneti rồi ngược sông Brenta tiến lên đánh phá thành Patavium của người Veneti bản địa song cuối cùng thì người Veneti bản địa đã đánh bại và phá hủy 4/5 hạm đội Sparta buộc Cleonymus phải rút khỏi Patavium. Năm 294 TCN, vua Macedonia là Demetrius Đệ Nhất a.k.a Demetrius Poliorcetes, Demetrius Kẻ Vây Hãm đã đem quân kéo vào bán đảo Pelonponesos và mấy lần đánh bại quân Sparta để rồi sau đó chuyển sang hỏi thăm cả Athen với Thebes.
Khi người Macedonia kéo sang đánh vùng Boetia thì Sparta đã phái thân vương Cleonymus đem quân sang chi viện để rồi khi người Macedonia kéo tới thì Cleonymus đã cho rút lui bỏ mặc Boetia cho người Macedonia muốn làm gì làm. Năm 280 TCN, người Sparta bắc phạt dân Aetolia gần Delphi với kết quả cuối cùng là chính họ bị dân Aetolia đánh bại. Cũng vào thời gian này thì tên tuổi vua Pyrrhus xứ Epirus dần nổi lên để rồi sau đó thì chính vị thân vương lẫy lừng Cleonymus của Sparta đã tới xin Pyrrhus giúp mình đoạt ngai vàng từ thằng cháu Areus Đệ Nhất đang làm vua Sparta của mình và được Pyrrhus nhận lời.
Quân Epirus sau đó đã kéo tới bao vây Sparta vào mùa xuân năm 272 TCN khiến cho trong tình thế nguy cấp thì Sparta phải tống cả đàn bà lẫn người già yếu lên thủ thành. Trước sự chiến đấu dũng cảm của người Sparta và viện binh do Macedonia phái tới thì quân Epirus đã phải rút lui tạo cơ hội cho người Sparta đuổi theo truy kích buộc Pyrrhus phải cho trưởng tử Ptolemy cầm quân đi bọc hậu bảo vệ đại quân rút lui khỏi truy binh với kết quả cuối cùng là Ptolemy đã bị quân Sparta giết tại trận. Năm 267 TCN, Sparta gia nhập liên minh với Athen và nhà Ptolemy Ai Cập cùng chống lại Macedonia trong cuộc chiến Chremonides (267 TCN -261 TCN) với kết quả cuối cùng là cả đám liên minh bị Macedonia đánh bại.
Cũng trong thời gian này thì trước việc sức mạnh quân sự nổi danh 1 thời ở Hy Lạp dần bị tàn lụi thì 1 số người Sparta bao gồm cả vua Agis Đệ Tứ (265 TCN -241 TCN) và Cleomenes Đệ Tam (235 TCN -222 TCN) đã tiến hành 1 số cải cách nhằm chấn hưng sức mạnh Sparta với cải cách của Agis Đệ Tứ bao gồm việc xóa nợ và chia đều đất cho các công dân hạng 2 thấp kém hơn trong xã hội Sparta là người Perioikoi cũng như các phụ nữ Metic với tổng số đất dành cho người Perioikoi cả thảy là 15,000 thửa so với 4500 thửa chia cho người Sparta trong khi cải cách của Cleomenes Đệ Tam không chỉ bao gồm thu hồi lại toàn bộ đất đai Sparta rồi chia đều cho mọi người.
Bao gồm cả các thành phần trong xã hội Sparta mà trước kia họ chỉ có thể nằm mơ như người Perioikoi, lính đánh thuê, cựu dân từng có tiền án bị lưu đày…mà còn cải cách cả về quân sự khi tổ chức huấn luyện quân Sparta chuyển từ phong cách chiến đấu kiểu hoplite nặng truyền thống sang đội hình phương trận nhẹ hơn kiểu Macedonia. Dù vậy thì các cuộc cải cách chỉ đem lại chút sinh khí cho Sparta kéo dài hơi tàn trong khi về thực lực thì Sparta đang dần tàn lụi. Vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN, khoảng năm 280 TCN, 1 thế lực mới đã thành hình mà về sau nó sẽ áp đảo dần Sparta – Liên minh Achaea.
Năm 229 TCN, Sparta tham gia cuộc chiến Cleomenes (229 TCN /222 TCN) bên cạnh Elis chống lại Macedonia – Liên minh Achaea với phần thắng chung cuộc thuộc về Liên minh Achaea và Macedonia để rồi sau khi binh bại tại cuộc chiến, vua Cleomenes Đệ Tam đã thuyết phục dân Sparta khuất phục Macedonia trong khi mình thì bỏ trốn tới Ptolemy Ai cập với ý định mượn lực lượng về phục vị để rồi cuối cùng phải tự sát ở đó năm 219 TCN nhằm tránh bị bắt giữ sau khi kích động dân Alexandria chống lại nhà Ptolemy Ai Cập không thành công. Sang năm 220 TCN, Sparta nhằm để gỡ gạc đã 1 lần nữa cùng Liên minh Aetolia và Elis chiến đấu chống hội Macedonia, Liên minh Achaea, Acarnania, Boetia, Epirus và Messene ở cuộc chiến Đồng minh (220 TCN -217 TCN) a.k.a Chiến tranh Aetolia.
Song 1 lần nữa bị đánh bại khiến cho Sparta phải chọn theo La Mã trong cuộc chiến Punic lần thứ 2 (217 TCN -201 TCN) trong khi đối thủ Macedonia của họ lại ngả về phe Carthago để rồi khi các cuộc chiến tranh Macedonia lần 1 (214 TCN -205 TCN) và lần 2 (200 TCN -197 TCN) thì Sparta đã liên minh với La Mã chống lại Macedonia. Năm 215 TCN, nhánh hoàng tộc Agiad đồng cai trị Sparta với nhà Eurypotid qua nhiều thế kỷ đã kết thúc sứ mệnh tại sparta với đời vua thứ 32 Trong quãng thời gian từ năm 205 TCN tới năm 200 TCN, Sparta gián tiếp tham gia cuộc chiến Crete bằng lực lượng hải tặc bên cạnh Macedonia, Hierapytna, Olous, Aetolia, Acarnania chống lại athen, Knossos, Rhodes, Pergamum, Byzantium, Cyzicus với chiến thắng chung cuộc thuộc về phe Rhodes.
Cũng khoảng từ năm 207 TCN, Sparta xuất hiện các vị vua không thuộc dòng dõi truyền thống từng cai trị Sparta qua nhiều thế hệ với người đầu tiên làm vua có thực quyền chính là Nabis. Nabis cũng là vua Sparta cuối cùng tiến hành cải cách quân đội Sparta bằng việc giải phóng thân phận các nô lệ helot ở Sparta và trao quyền công dân cho họ khiến họ nhập ngũ cho Sparta với vai trò là binh sỹ phalanx cũng như lấy đất của đám quý tộc Sparta chia cho họ, cho phép họ lấy các góa phụ của các công dân Sparta thượng đẳng và của người Perioikoi vốn đã bị Nabis đuổi đi hoặc tàn sát nhằm làm tăng quân số lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp của Sparta. Năm 199 TCN, tới lượt vị vua cuối cùng còn lại của nhánh hoàng tộc Eurypontid từng song hành cai trị Sparta với nhà Agiad là vua Pelops bị Nabis ám sát khiến nhà Eurypontid cũng chấm.