Thái Bình Thiên Quốc công chiếm Nam Kinh là chuyện ngày 15 tháng 2 năm thứ 3 Quý Hảo (ngày 20 tháng 3 năm 1853 hay ngày 11 tháng 2 năm Hàm Phong thứ 3), còn Nam Kinh được đổi tên thành Thiên Kinh, trở thành thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc là vào 9 ngày sau đó. Cho dù chỉ hai ngày sau khi định đô, khâm sai đại thần Thanh triều là Hướng Vinh từ Quảng Tây truy đuổi tới Nam Kinh đã tới chân thành, và xây dựng đại doanh Giang Nam tại Hiếu Lăng Vệ phía đông thành, từ đó cho tới năm 1860, phần lớn thời gian thành Thiên Kinh nằm trong vòng bao vây của quân Thanh (ngày 31 tháng 3 năm 1853 tới ngày 20 tháng 8 năm 1856, ngày 16 tháng 7 năm 1857 tới ngày 6 tháng 5 năm 1860), nhưng quân Thanh trước sau không thể công thành.
Cờ hiệu được sử dụng
Ngày mùng 5 tháng 4 năm thứ 12 Nhâm Tuất (ngày 20 tháng 4 năm Hàm Phòng thứ 12, tức ngày 18 tháng 5 năm 1862), phó soái Tương quân, bố chính sứ Giang Tô là Tăng Quốc Thuyên từ Tây Lương Sơn ở An Huy vượt sông nam tiến, nhanh chóng công hạ Đang Đồ, Vu Hồ, ngày 13 tháng 4 lấy Giang Ninh Bản Kiều, Mạt Lăng Quan, Tam Xá Hà, ngày 17 tháng 4, tướng lĩnh thủy sư Tương quân, thị lang Bành Ngọc Lân công chiếm Đầu Quan, Giang Tâm Châu, Bồ Bao Châu bên sông phía tây thành Thiên Kinh, chiến thuyền đậu ở cửa sông Tần Hoài bên ngoài thành Thiên Kinh, phong tỏa nơi hào hộ thành đổ ra sông, quân của Tăng Quốc Thuyên ép sát hạ trại dưới thành lũy hiểm yếu Vũ Hoa Đài bên ngoài cổng nội thành Thiên Kinh. Lại một lần nữa thành Thiên Kinh bị quân Thanh bắt đầu bao vây.
Lần tiến quân này của Tăng Quốc Thuyên, ban đầu không được phía Thanh đình xem trọng, con người thận trọng Tăng Quốc Phiên lúc đầu thậm chí còn nhiều lần lệnh cho cửu đệ tạm thời rút quân. Trong mắt của đại đa số tướng soái quân Thanh, thành Thiên Kinh kiên cố, Hồng Tú Toàn mưu chước lão luyện, mà lúc đó Tô Nam, Chiết Bắc lại hoàn toàn là thiên hạ của Thái Bình Thiên Quốc, có Lý Tú Thành, Lý Thế Hiền, Dương Phụ Thanh hiệu xưng có trăm vạn quân. Tăng Quốc Thuyên đơn độc thâm nhập, đừng nói phá thành, có toàn thây trở về hay không cũng chẳng phải là điều dễ dàng.
Nhưng chính đội Tương quân được xem như dốc hết vốn này không chỉ đứng chân vững chắc tại ngoại thành Thiên Kinh, còn cuối cùng vào ngày mùng 6 tháng 6 năm thứ 14 Giáp Tí (ngày 16 tháng 6 năm Đồng Trị thứ 3, tức ngày 19 tháng 7 năm 1864) cuối cùng đã công hạ được Thiên Kinh.
Vậy thì, Thiên Kinh, được hiệu xưng là “thành trì không thể phá”, lại bị công phá như thế nào?
Là kẻ chiến thắng, Tương quân sau chiến dịch Thái Bình từng phát động một chiến dịch dựng bia chép sử rầm rộ, để làm nổi bật sự tích của Tăng Quốc Thuyên, đã mô tả sinh động như thật tình hình khó khăn của đội quân đơn độc xâm nhập này.
Đội quân đơn độc này ban đầu tới chân thành Thiên Kinh, xem ra đích thực là rất “cô”: Tăng Quốc Thuyên vốn tiết chế 40 cơ doanh, lục quân vạn người, nhưng do thứ tự phân binh, thực sự tới được chân thành Thiên Kinh chỉ có 15 cơ doanh 7500 người, chỉ vỏn vẹn 7500 người đối đầu với trong thì quân phòng thủ Thiên Kinh hiệu xưng mấy vạn, ngoài thì có quân Thái Bình ở Tô Chiết hiệu xưng trăm vạn, đương nhiên là đơn mỏng.
Nhưng trên thực tế, đội quân đơn độc này chẳng cô chút nào. Tháng 2 năm đó, Tăng Quốc Phiên đã bắt đầu bố trí chiến lược đại bao vây thành Thiên Kinh, từ bắc xuống nam, tổng cộng bố trí tám lộ đại quân, quân Giang Bắc của Lý Tục Nghi kinh lược Dĩnh Châu (Phụ Dương); Quân của Đa Long A tiến quân Lư Châu, bóp nghẹt Giang Bắc: Quân Giang Nam của Bào Siêu từ Giang Tây tiến vào Hoản Nam: Quân của Tả Tông Đường từ Cù Châu vào Chiết Nam; Hoài quân của Lý Hồng Chương sau khi đến Thượng Hải bằng thuyền máy, hợp với quân địa phương và đội quân súng Tây (quân thường thắng sau này) do người Tây huấn luyện, chỉ huy, đã phản công Tô Nam; Quân của Trương Vận Lan đánh du kích một dải Vụ Nguyên Hoản Nam, làm đội tổng dự bị chiến lược. Đây chỉ là binh lực mà Tăng Quốc Phiên trực tiếp tiết chế, bố trí, quân Thanh của đốc phủ, đề trấn các tỉnh thống soái không có trong đó, mà sức chiến đấu của bộ đội trong những đội quân Thanh này không hề yếu (như các đội quân của Viên Giáp Tam, Lý Thế Trung, Đô Hưng A ở Giang Bắc, Phùng Tử Tài ở Trấn Giang), là tổng đốc Lưỡng Giang, khâm sai đại thần, Tăng Quốc Phiên cũng có quyền chỉ huy những đội quân này. Các lộ quân Thanh này ngoại trừ quân của Đa Long A bị Thanh đình gấp rút điều động do tại Thiểm Tây bùng phát sự kiện người Hồi, thì đều tập kết tại vị trí đúng hạn, về chiến lược tạo thành thế đại bao vây Thiên Kinh từ xa, và giam chân quân Thái Bình tại các chiến trường Giang Chiết Hoản.
Cho dù là trên góc độ chiến thuật, tình thình của Tăng Quốc Thuyên cũng không gay go như tưởng tượng. Trên thực tế tiến được đến chân thành Thiên Kinh là lộ thứ 3 trong tám lộ tiến quân của Tăng Quốc Phiên, 15 doanh tiên phong của Tăng Quốc Thuyên chỉ là lộ số 1 trong đó, ngoài ra thì còn có 5000 quân của Tăng Trinh Can, 8 doanh 4000 thủy quân của Bành Ngọc Lân, tổng binh lực đạt tới 16500 người. Quân thủ thành Thiên Kinh tuy hiệu xưng mấy vạn nhưng đa phần không có sức chiến đấu, có thể chiến đấu bất quá khoảng một vạn người, trên thực tế là tương đương với binh lực của Tương quân, nhưng Tương quân lại có được cái lợi của thủy sư, bóp nghẹt được đường thủy, thuyền vận lượng có thể trực tiếp tới bên ngoài doanh, binh lính, lương thảo, quân nhu bổ xung đều rất thuận tiện, trên thực tế đã chiếm cứ được tình thế có lợi phản khách vi chủ.
Cuối tháng 4 năm thứ 12 Nhâm Tuất, Hồng Tú Toàn liên tục hạ ba đạo chiếu chỉ, lệnh cho Lý Tú Thành, đương liên tiếp giành thắng lợi ở ngoại ô Thượng Hải về cứu viện. Trong thời gian tháng 5, tháng 6, Lý Tú Thành hai lần triệu tập hội nghị quân sự tại Tô Châu, sắp xếp giải vây Thiên Kinh. Ngày mùng 2 tháng 9 (ngày 20 tháng 8 nhuận năm Hàm Phong thứ 20, tức ngày 13 tháng 10 năm 1862), quân Thái Bình tiến sát doanh lũy của Tăng Quốc Thuyên, đến ngày 25 tháng 11, vây đánh Tương quân 44 ngày, vẫn không thể bao vây thành công.
Chiến dịch này quân Thái Bình đã tập trung 14 vị vương (Trung Vương Lý Tú Thành, Thị Vương Lý Thế Hiền, Hộ Vương Trần Khôn Thư, Nạp Vương Cáo Vĩnh Khoan, Mộ Vương Đàm Thiệu Quang, Thính Vương Trần Bính Văn, Hiếu Vương Hồ Đỉnh Văn, Lai Vương Lục Thuận Đức, Thủ Vương Phạm Nhữ Tăng, Tương Vương Lưu Quan Phương, Phụng Vương Cổ Long Hiền, Đổ Vương Hoàng Văn Kim, Tương Vương Trần Phan Vũ, Bổ Vương Mạc Sĩ Khuê, Hàng Vương Khang Chính Tài). Binh lực theo như Tăng Quốc Phiên thượng tấu triều đình phóng đại số lượng lên 60 vạn, nhưng trong công văn cá nhân của anh em họ Tăng thì ghi là “mười mấy vạn”, đây là số liệu quân Thái Bình hiệu xưng. Quân Thái Bình vốn có thông lệ thống kê gấp 4 lần “hai nghìn rưởi thành một vạn”, nếu tính theo thông lệ này thì số lượng quân Thái Bình thực sự tham gia vào trận giải vây này tối đa không quá 60 vạn người, mà quân của Lý Thế Hiền, Trần Khôn Thư, Hoàng Văn Kim đều ở bên ngoài tiến hành tác chiến cầm chân, binh lực tham gia vào trận chiến Vũ Hoa Đài càng ít. Đương nhiên, xem xét tới tầm quan trọng của chiến dịch lần này, “con số ảo” có lẽ không nhiều như thông lệ. Không chỉ như vậy, những lực lượng quân Thái Bình này còn thuộc nhiều hệ thống, Lý Tú Thành chỉ có thể chỉ huy theo hướng chung chứ không thể điều động các đơn vị tham chiến một cách thuận lợi được.
Không chỉ như vậy, hệ thống hậu cần của quân Thái Bình mạnh ai nấy làm, quân Thái Bình ở các chiến trường Giang Chiết Hoản thường phải tiếp vận từ những nơi xa vị trí đồn trú ban đầu, giống như tác chiến nội tuyến nhưng lại không được hưởng sự tiện lợi khi tác chiến nội tuyến.
Trang bị của quân Thái Bình, từ trên giấy xem ra tương đối tốt, Tăng Quốc Thuyên từng gửi thư cho Tăng Quốc Phiên, nói quân Thái Bình “tập trung tất cả” súng Tây của vùng Giang Chiết vào đây, quân Thái Bình so với trận An Khánh thì đông “gấp mười gấp trăm lần”, còn được trang bị “đại pháo đạn nổ của Tây dương”. Nhưng nguồn gốc số vũ khí này hỗn tạp, phần lớn súng Tây pháo Tây buôn lậu là hàng giả hoặc hàng chất lượng kém, Sỹ quan quân đội Tây dương từng nói “nguy hiểm với người bắn còn hơn với kẻ địch”, mà năng lực bảo đảm quân nhu của quân Thái Bình kém, thuốc súng được phối chế có hàm lượng muối cao nhưng hàm lượng lưu huỳnh thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm bắn, uy lực và độ chính xác của súng pháo.
Về phương diện Tương quân, do chiếm được địa hình thuận lợi, bổ xung dễ dàng, trước khi khai chiến thì đã tăng tới hơn hai vạn người, sau khi khai chiến lại liên tục được được tăng viện từ 5 doanh 2500 người của Đô Hưng A từ Dương Châu, 8 doanh 4000 quân Tương của Vương Khả Thăng ở Vu Hồ, và 400 người được Tăng Quốc Phiên trực tiếp phái tới từ An Khánh, tổng binh lực tăng đến hơn ba vạn người, toàn bộ binh lực dàn thành hình chữ nhất trải dài từ bờ sông Trường Giang tới cửa Tam Xá Hà lại tới Vũ Hoa Đài, kiểm soát đường tiếp vận trọng yếu, thủy quân hùng hậu chiếm cứ vững chắc ưu thế của sông Trường Giang, sông Tần Hoài, khiến cho quân Thái Bình không thể nào hợp vây hoặc cắt đứt đường tiếp vận của Tương quân.
Về phương diện trang bị vũ khí, Tương quân là tương đối kém, hỏa khí đa phần là cũ kỹ, súng Tây rất ít, hỏa pháo cũng đa phần là pháo đồng và sắt kiểu cũ trong nước, và “Dương trang” tiền nạp, bắn đạn ruột đặc (pháo Tây tiền nạp được đúc trong lò phản xạ kiểu Tây), chứ thiếu pháo dã chiến bắn đạn nổ kiểu phương Tây, và các loại súng canon cỡ nòng lớn kiểu phương Tây có khả năng phá tường thành. Nhưng trang bị của Tương quân đã được tiêu chuẩn hóa, và xây dựng được hệ thống hậu cần – hệ thống lương đài hoàn thiện, súng ống cũng vậy, thuốc súng tiêu chuẩn hóa của Tương quân khiến đạn pháo, đạn súng bắn được xa, chính xác, lực xuyên phá mạnh. Quân Thái Bình mặc dù “súng tây pháo tây, phi như châu chấu”, trên thực tế tính sát thương lại không đáng sợ như vẻ bề ngoài.
Trong chiến dịch kéo dài 44 ngày, quân Thái Bình sử dụng cách đánh tập trung binh lực đánh Đông lộ, từng nhiều lần công phá dinh lũy tuyến đầu của Tương quân, về mặt chiến thuật đã áp dụng những cách đánh tương đối mới mẻ vào lúc đó như vọt qua chiến hào, tấn công địa đạo, pháo kích càn quét yểm trợ và nằm rạp xuống bò về phía trước, đã thu được những thành quả nhất định.
Còn Tương quân thì nắm chắc ba ưu thế lớn là địa lợi, hậu cần và thủy quân, và xây dựng thế công trước sau đa dạng, áp dụng cách đánh thận trọng lấy thủ làm chính, chờ thời cơ phản công, dần dần tiêu hao sức chiến đấu và nhuệ khí của quân Thái Bình.
Trận này Tương quân thương vong ba đến năm nghìn người, thêm vào ôn dịch hoành hành, lúc khó khăn nhất “hơn vạn người bị ốm”, có thể nói là đại tổn thương nguyên khí, nhưng do đường tiếp vận thông suốt, quân hưởng đến kịp thời, bơm máu liên tục không dứt, sức chiến đấu được phục hồi nhanh chóng; Là bên tấn công, thương vong của quân Thái Bình so với Tương quân đương nhiên lớn hơn nhiều, nhưng về bản thân chiến dịch mà xét thì không thua, sở dĩ không thể kéo dài, chủ yếu là do hệ thống chỉ huy rối loạn, thành phần quân đội phức tạp, trong quá trình tiến hành chiến dịch, hậu phương của một số cánh quân tham chiến đã bị các lộ quân Thanh khác bao vây hoặc chiếm lĩnh, các lộ khác thì bị áp lực về hậu cần khó khăn, cũng khó có thể duy trì được cuộc viễn chinh dài ngày.
Sau trận hội chiến Vũ Hoa Đài, bên phía Thái Bình Thiên Quốc xuất hiện sự chia rẽ về mặt chiến lược rất nghiêm trọng. Hai bên bất đồng chính là Thiên Vương Hồng Tú Toàn và chủ soái Lý Tú Thành.
Kỳ thực đối với mức độ nghiêm trọng của địch tình và sự chưa đủ của bản thân, không có sự khác biệt giữa phân tích của hai bên. Hồng Tú Toàn và Lý Tú Thành đều thừa nhận khả năng hậu cần của quân Thái Bình không thể đảm bảo cho trận hội chiến lâu dài của binh đoàn lớn bên ngoài thành Thiên Kinh, và khí thế của Tương quân đã thành nên cũng không thể tốc chiến là có thể đánh bại được. Nhưng giải quyết vấn đề này thế nào thì ý kiến của hai bên trái ngược nhau rất xa.
Hồng Tú Toàn chủ trương “tiến bắc đánh nam”, tức là để toàn quân của Lý Tú Thành vượt sông bắc thượng, chiêu binh, thu thập lương thảo ở giữa Lưỡng Hoài, và hội quân với cánh quân Thái Bình của Trần Đắc Tài, Mã Dung Hòa lúc này đương hoạt động ở vùng Hán Trung và biên giới Dự Hoản, cùng nhau nam hạ giải vây; Lý Tú Thành thì chủ trương “hồi cố căn bản”, tức là để quân Thái Bình của Tô Nam, Chiết Bắc trở về địa bàn cũ, trước tiên đánh bại các lộ quân Thanh của Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường đương xâm phạm, sau đó lại hội sư dưới chân thành Thiên Kinh, còn phía Thiên Kinh thì tiếp tục dựa vào tường thành và các cứ điểm bên ngoài thành để cố thủ.
Thiên Vương Hồng Tú Hoàn
Cả hai chiến lược đều có ưu và khuyết điểm. “tiến bắc đánh nam” áp sát phần bụng Thanh đình, triều đình tất phải lệnh cho Tăng Quốc Phiên phải bao đồng phương Bắc, có thể có hiệu quả trong việc phân tán binh lực dưới chân thành Thiên Kinh, mà Trần, Mã thì binh lực hùng hậu, sức chiến đấu không tầm thường, một khi hội quân thì thực lực sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng nhược điểm lớn nhất của chiến lược này, là bỏ qua một thực tế là vùng Lưỡng Hoài khi đó do loạn Niệm và nạn đói, từ lâu đã là vùng đất trắng bạt ngàn, mà quan lại địa phương, Đoàn luyện rất có kinh nghiệm thực hiện vườn không nhà trống, đại binh đoàn quân Thái Bình khi tác chiến sẽ gặp phải nguy cơ về lương thực; “Hồi cố căn bản” có thể tránh được căn cứ địa Giang Chiết bị gặm nhấm quá sớm, giúp cho Thái Bình Thiên Quốc duy trì sức sống lâu dài, nhưng phân tán thì dễ, hợp lại rất khó, trước trận hội chiến Vũ Hoa Đài, Thiên Vương hạ nghiêm lệnh, Lý Tú Thành nỗ lực trăm chiều cũng phải mất thời gian 4 tháng mới có thể triệu tập đầy đủ các lộ binh mã, lúc này tình hình Giang Chiết đã nghiêm trọng, đương nhiên sẽ chỉ càng thêm khó khăn.
Đặt lên bàn cân thì nguy cơ của việc “tiến bắc đánh nam” rõ ràng là lớn hơn nhưng kết quả của cuộc tranh luận giữa Hồng và Lý là quân Thái Bình lựa chọn phương án rủi ro hơn.
“Tiến bắc đánh nam” bắt đầu vào đầu tháng 12 năm 1862, đến tháng 9 năm sau thì kết thúc, quân Thái Bình không những chẳng thu được gì, ngược lại còn tổn thất mấy vạn quân tinh nhuệ trong những trận tác chiến ngoại tuyến ăn đói mặc rét, từ đó mất đi khả năng phát động những chiến dịch quy mô lớn chống Tương quân bên ngoài thành Thiên Kinh.
Càng nghiêm trọng hơn là cả Hồng Tú Toàn hay Lý Tú Thành đều đánh giá cao năng lực phòng ngự của quân thủ thành Thiên Kinh.
Ngày mùng 1 tháng 5 năm thứ 13 Quý Khai (ngày 27 tháng 4 năm Đồng Trị thứ 2, tức 13 tháng 6 năm 1863), mãnh tướng Tiêu Phù Tứ, Lý Thần Điển của Tăng Quốc Thuyên dùng khinh binh đánh úp yếu địa Vũ Hoa Đài, phòng thủ nơi hiểm yếu này là Đối Vương Hồng Xuân Nguyên, cháu của Hồng Tú Toàn. Trong gia tộc họ Hồng thì Hồng Xuân Nguyên vẫn còn là người có khả năng chiến đấu, từng lập chiến công, nhưng ông ta vừa bị điều về từ Giang Bắc, lơ là mất cảnh giác, kết quả Vũ Hoa Đài dễ dàng bị đánh phá, Tương quân trong trận này chỉ có chết có một người. Tương quân thừa thắng mở rộng, liên tục công đánh rất nhiều đồn lũy phía bắc Vũ Hoa Đài, ép thẳng tới bên ngoài Nam Môn (cửa Tụ Bảo, nay là cửa Trung Hoa), chỉ còn cách thành Thiên Kinh một cây cầu Trường Can.
Vũ Hoa Đài thất thủ khiến cho Hồng Tú Toàn và quân Thái Bình trong thành hoảng hốt lo sợ, ông ta nghiêm lệnh cho Lý Tú Thành đang ở Giang Bắc về cứu, kết quả là quân của Lý Tú Thành bị kẹt bởi nước sông dâng cao, tổn thất nặng nề, mà thủy sư Tương quân của Dương Nhạc Bân nhân cơ hội này đánh chiếm phía bắc thành Thiên Kinh vào ngày 18 tháng 5 (ngày 15 tháng 5 năm Đồng Trị thứ 2, tức ngày 30 tháng 6 năm 1863), tấm bình phong che chở quan trọng trên đại giang như Cửu Phục Châu, trước đó là Hạ Quan, Yến Tử Cơ đều đã lần lượt thất thủ, từ đây phòng tuyến Trường Giang của quân Thái Bình chỉ còn lại Lan Giang Cơ vỏn vẹn vài dặm ở Hạ Quan, thành Thiên Kinh cơ hồ đã bị hợp vây hoàn toàn.
Lúc này bên ngoài thành Thiên Kinh, quân Thái Bình vẫn kiểm soát được các cứ điểm và địa bàn như Mạt Lăng Quan ở phía đông nam đến trấn Vinh Hoa, cầu Giang Đông, trấn Bác Vọng ở phía tây nam, nhưng do đường thủy bị cắt, tiếp vận khó khăn, quân nhu trong thành ngày một cạn kiệt. Tương quân sau khi đắc thủ đường thủy thì bắt đầu tiến hành càn quét các cứ điểm của quân Thái Bình trên đường bộ ở nam thành, ngày 21 tháng 5 lấy được cầu Trường Can, hạ trại ở ngoài cổng nam, ngày 31 tháng 7 và ngày 12 tháng 8, lại trước sau đánh chiếm được cầu Thượng Phương và cầu Giang Đông, những nơi chìa khóa ở đông nam, tây nam của Thiên Kinh. Tháng 9, đội tiếp viện của Tương quân Chu Hồng Chương tới nơi, lại tiệp tục đánh chiếm trấn Bác Vọng, cửa Thượng Phương, cửa Cao Kiều, cửa Song Kiều, Mạt Lăng Quan, cầu Trung Hòa, ngày mùng 4 tháng 10 (ngày mùng 6 tháng 10 năm Đồng Trị thứ 2, tức ngày 16 tháng 11 năm 1863), Thuần Hóa, Giải Khê, Long Đô, Hồ Thục, trấn Tam Xá cũng bị Tương quân đánh chiếm, 9 hôm sau, Tương quân tiến đóng Hiếu Lăng Vệ, kể từ đó ngoại trừ thành Thiên Bảo, thành Địa Bảo bên ngoài cửa Thái Bình vẫn còn nằm trong tay quân Thái Bình và hai cửa Thần Sách, Kim Xuyên ở bắc thành do sự che chở của Trung Quan và hồ Huyền Vũ còn chưa bị quân Thanh phong tỏa hoàn toàn thì Tương quân đã áp sát dưới mười một cổng thành Thiên Kinh.
Lúc này thành Thiên Kinh thực sự đã trở thành một tòa cô thành. Với sự trợ giúp của “quân thường thắng”, Hoài quân được trang bị súng Tây, pháo Tây của Lý Hồng Chương bắt đầu càn quét Tô Nam, còn Tương quân của Tả Tông Đường đắc thủ khắp nơi ở Chiết Giang, từ cuối năm 1863 đến đầu năm 1864 các thành nổi tiếng như Tô Châu, Vô Tích, Đan Dương, Hàng Châu, Thường Châu, Gia Hưng lần lượt thất thủ, trong phạm vi trăm dặm bên ngoài thành Thiên Kinh, ngoại trừ thành Thiên Bảo trên đỉnh thứ ba của Tử Kim Sơn, và thành Địa Bảo của Long Bác Tử bên ngoài cửa Thái Bình thì quân Thái Bình đã không còn một cứ điểm quan trọng nào nữa rồi.
Sau khi các căn cứ địa ở Giang Chiết lần lượt thất thủ, các đạo quân Thái Bình của Lý Tú Thành, Lý Thế Hiền, Dương Phụ Thanh, Hoàng Văn Kim ở Giang Nam vẫn còn mấy chục vạn, nhưng chỉ còn lại hai cứ điểm Hồ Châu, Quảng Đức, không đủ sức nuôi dưỡng số lượng quân đội và quyến thuộc lớn như vậy, càng không cách nào thúc ép những tướng sĩ đói rét, sĩ khí đã xuống thấp này đi giải vây cho thành Thiên Kinh, vốn đã chìm sâu vào đất giặc. Sau khi Lý Tú Thành một mình vào thành Thiên Kinh chỉ huy phòng thủ, Lý Thế Hiền dẫn chủ lực quân Thái Bình ở Giang Nam vào Giang Tây tìm lương, chỉ lưu Hoàng Văn Kim ở lại cố thủ Hồ Châu, Quảng Đức, không cách nào phối hợp được với Thiên Kinh. Quân Thái Bình của Trần Đắc Tài, Mã Dung Hòa thêm vào Niệm quân, cũng hiệu xưng 20 vạn, từ Hán Trung nam hạ về cứu Thiên Kinh, nhưng bị mấy lộ quân Thanh chặn đánh ở biên giới Ngạc Dự Hoản không thể nào tiến lên được. Trên thực tế, theo như tình hình chiến trường khi đó, cho dù những cánh quân này đều đến được thì hội chiến cũng khó có thể thu được kết quả tốt hơn trận Vũ Hoa Đài.
Quân Thái Bình thủ thành hiệu xưng hơn vạn người nhưng có thể chiến đấu bất quá ba bốn nghìn, ngày mùng 8 tháng 11 (ngày mùng 10 tháng 11 năm Đồng Trị thứ 2, tức ngày 20 tháng 12 năm 1863) sau khi Lý Tú Thành trở về Thiên Kinh, trở thành chủ soái trong thành.
Lúc này Tương quân của Tăng Quốc Thuyên đã tăng tới 5 vạn, hậu cần càng trơn tru hơn, trang bị cũng được cải thiện đáng kể, và do áp sát chân tường thành nên đã có khả năng trực tiếp công thành.
Ngày mùng 3 tháng 11 năm thứ 13 Quý Khai (ngày mùng 5 tháng 11 năm Đồng Trị thứ 2, tức ngày 15 tháng 12 năm 1863), Tương quân lần đầu tiên công phá tường thành Thiên Kinh, dùng cách đào địa đạo cho nổ phá sập một đoạn tường thành hơn 10 trượng gần cửa Thần Sách ở bắc thành, tinh nhuệ của Tương quân dũng cảm lên thành, bị quân Thái Bình đánh lui, tử thương trầm trọng.
Ngày 17 tháng giêng năm thứ 14 Giáp Tý (ngày 21 tháng giêng năm Đồng Trị thứ 3, tức ngày 28 tháng 2 năm 1864), Lý Tú Thành dẫn đội cảm tử xông ra cửa Triêu Dương, ý định đánh úp đại doanh Tương quân ở Hiếu Lăng Vệ, kết quả bất lợi, Tương quân của Chu Hồng Chương, Vũ Minh Lương thừa cơ công chiếm thành Thiên bảo. Ngày 20, Tương quân tiến đóng bên ngoài cửa Thần Sách và cửa Kim Xuyên, tới đây toàn bộ mười ba cửa thành Thiên Kinh đều bị khốn, thành Thiên Kinh bị hợp vây hoàn toàn.
Tương quân nhiều lần đánh Thiên Kinh mà không hạ được, bèn chuyển qua phong tỏa, trọng điểm phong tỏa là đường thủy: thuyền dân trên dưới ba ngày mới cho phép lập đội thông hành một lần, và đều do pháo hạm thủy sư Tương quân hộ tống; Thuyền Hồng Đan thuộc hệ thống Lục Doanh là con đường quan trọng để buôn lậu lương thực vào nội thành Thiên Kinh, Tương quân đã sử dụng nhiều phương pháp để gạt bỏ thuyền Hồng Đan khỏi mặt sông Thiên Kinh; Còn một kênh buôn lậu quan trọng khác – thuyền buôn và thuyền chiến của người nước ngoài, Tương quân không cách nào ngăn chặn được bèn dùng cách thu mua với giá cao, mua sạch lương thực trên các tàu nước ngoài ở thượng hạ du. Những phương pháp này đã có hiệu quả, thành Thiên Kinh vốn đã khó khăn về lượng thực lâm vào cảnh khốn cùng. Hồng Tú Toàn cự tuyệt đề nghị phá vây “bỏ thành đi nơi khác” của Lý Tú Thành, hạ lệnh toàn thành ăn “cam lộ” tức cỏ dại lót dạ, bản thân cũng tự thể nghiệm, cuối cùng do ăn cỏ dại, rết nên trúng độc bệnh tình nguy kịch, ngày 20 tháng 4 (ngày 28 tháng tư năm Đồng Trị thứ 3, tức ngày 2 tháng 6 năm 1864) qua đời.
Ngày 24, Ấu Thiên Vương Hồng Thiên Quý Phúc kế vị, cải tổ hệ thống chỉ huy thủ thành, xây dựng lục chủ soái phụ trách phòng ngự toàn thành (đại chủ soái Lý Tú Thành, phó chủ soái Kỷ Vương Hoàng Kim Ái, đông phương chủ soái Cố Vương Ngô Như Hiếu, tây phương chủ soái Đái Vương Hoàng Trình Trung, nam phương chủ soái Lưu Phùng Lượng, bắc phương chủ soái Dưỡng Vương Cát Khánh Nguyên).
Ngày 21 tháng 5 (ngày 30 tháng 5 năm Đồng Trị thứ 3, tức ngày 3 tháng 7 năm 1864), cứ điểm quan trọng cuối cùng bên ngoài thành Thiên Kinh – thành Địa Bảo bị Tương quân đánh chiếm, từ đó ngoại trừ Trung Quan, quân Thái Bình ở bên ngoài thành Thiên Kinh đã không còn cứ điểm nào nữa, Tương quân ngày đêm đào địa đạo ở hai mặt đông, bắc, cố gắng có nhiều điểm “nở hoa”, để nổ tường thành. Trong đó ở cửa Kim Xuyên quân của Lưu Liên Tiệp đào được ba đường, phía bắc của Thần Sách quân của Trương Thi Nhật đào được hai đường, quân của Chu Nam Quế ở chính diện cửa Thần Sách đào được hơn sáu đường.
Chư tướng quân Thái Bình thủ thành phần lớn những lão tướng lão luyện sa trường, kinh nghiệm cực kỳ phong phú, bọn họ áp dụng vò nghe (đặt một chiếc vò bằng da mỏng dùng để xuyên giếng, có thể nghe âm thanh từ xa dưới lòng đất, để ngăn quân địch đào địa đạo), xây dựng ủng thành để đối phó với phương pháp đào địa đạo, phần lớn địa đạo đều bị những phương pháp này phá hoại. Ngày 17 tháng 5, một đường địa đạo ở cửa Thần Sách phát nổ, chưa phá được tường thành; Ngày mùng 4 tháng 6, một đường địa đạo khác gần cửa Thần Sách đã nổ ra một khe hở trên tường thành, nhưng đội cảm tử của quân Thanh xông vào khe hở bị quân thủ thành ném thuốc nổ, toàn bộ chết cháy. Tương quân tấn công dữ dội suốt mấy ngày không thể đắc thủ, binh sĩ tử thương la liệt, danh tướng Trần Vạn Thắng, Vương Thiệu Nghĩa, Quách Bằng Trình, Hùng Tổ Tích, Hùng Tổ Tứ, Trương Chí Bân, Chu Dịch Tài, Chu Di Thắng đều tử trận.
Tuy nhiên việc thành Địa Bảo thất thủ khiến cục diện càng thêm trầm trọng. Bởi địa thế của thành Địa Bảo cao hơn so với tường thành Nam Kinh đối diện, quân Thanh dựng giá pháo trên thành Địa Bảo ngày đêm oanh kích vào trong thành, buộc quân phòng thủ không có cách nào đứng chân trên tường thành, cũng vì thế mà khó đối phó với quân Thanh áp sát chân thành đào địa đạo.
Đêm ngày mùng 5 tháng 6, Lý Tú Thành tự biết tình hình nguy cấp bèn lập đội cảm tử mấy trăm người, xông ra từ hai cửa Thái Bình, Triêu Dương, ý định phá hoại địa đạo của Tương quân, kết quả là việc sắp thành lại hỏng. Ngày mùng 6 tháng 6 (ngày 16 tháng 6 năm Đồng Trị thứ 3, tức ngày 19 tháng 7 năm 1864), thuốc nổ trong địa đạo cổ rồng ngoài cửa Thái Bình được dẫn nổ, Tương quân tràn vào như ong, quân Thái Bình tuy anh dũng chiến đấu nhưng đã như cung mạnh hết đà, đánh đến sẩm tối, các cửa thành đều bị Tương quân chiếm lĩnh, Trung Quan bên ngoài thành cũng thất thủ, Lý Tú Thành dẫn ngàn người bảo vệ Ấu Thiên Vương, vẫn từ chỗ tường thành cổ rồng bị khuyết do Tương quân phá sập giả trang phá vây, sau khi Lý Tú Thành phá vây phải nhường ngựa tốt cho Ấu Thiên Vương mà bị tụt lại, sau đó bị bắt trên núi Phương Sơn bị Tăng Quốc Phiên xử tử, Ấu Thiên Vương chạy thoát đến Quảng Đức, sau theo Hồng Nhân Can, Hoàng Văn Kim vào Cống, toàn quân bị tiêu diệt ở Thạch Thành Giang Tây.
Chiến dịch Tương quân đánh Thiên Kinh, trước sau trải qua hai năm hai tháng, tướng sĩ thương vong mấy vạn người, nhưng cuối cùng cũng không tiêu diệt được toàn bộ quân giữ thành, để “đầu sỏ” Ấu Thiên Vương phá vây thành công, có thể thấy đánh công kiên thực là khó vô cùng.
Sở dĩ khó như vậy, nguyên nhân đến từ rất nhiều phương diện. Đầu tiên, về phương diện quân Thái Bình, trong thành binh lực không nhiều, ngay cả cư dân, quyến thuộc bất quá 3 vạn, chiến binh cuối cùng chỉ có ba bốn nghìn, nhưng người ít cũng có nghĩa là tiêu hao ít, có thể khổ chiến trong điều kiện ăn “cam lộ” trong thời gian dài. Quân Thái Bình tự trồng lúa mạch quanh thành nội, “vàng xanh mười mấy dặm”, giải quyết một phần vấn đề lương thực. Binh lực trong thành tuy đơn mỏng, nhưng danh tướng tụ hợp, chủ soái Lý Tú Thành vì mục đích chung, có thể tập hợp sĩ khí của quân giữ thành, thuộc hạ như Ngô Như Hiếu, Cát Khánh Nguyên, Hoàng Kim Ái đều là người tài, có khả năng chiến đấu, quân Thanh nhất thời khó mà làm gì được.
Thứ đến, tường thành Nam Kinh rất được chăm chút, hiệu xưng là “thiên hạ đệ nhất danh thành”, các cứ điểm ngoại thành địa thế thuận lợi, ban đầu phần lớn nằm trong tay quân Thái Bình, Tương quân mất nhiều thời gian, binh lực để tảo thanh ngoại vi, dây dưa mất thời cơ phá thành.
Về phương diện Tương quân, binh lực lúc đông nhất không quá 5 vạn, vây đánh thành Nam Kinh hiệu xưng là “bốn mươi hai dặm rưỡi” vẫn là đơn mỏng; Thiếu các loại pháo công thành hạng nặng có thể phá hủy tường thành và lựu pháo kiểu phương Tây có thể tiêu diệt số lượng lớn sinh lực, không có sức trực tiếp phá thành bằng hỏa lực, đành phải áp dụng phương pháp đào địa đạo công thành tốn thời gian và công sức. Do quân Thái Bình cũng giỏi chiến thuật công thành truyền thống này, nên đối với việc phòng ngự công thành bằng địa đạo rất có kinh nghiệm, vì thế Tương quân tấn công nhiều lần mà không được, chỉ sau khi tảo thanh toàn bộ các cứ điểm bên ngoài thành, chiếm lĩnh các cao điểm bên ngoài thành có thể áp chế quân phòng ngự thành nội, mới có thể miễn cưỡng quá quan.
Tuy nhiên do Tương quân có hệ thống hậu cần hoàn bị, chủ soái Tăng Quốc Phiên cẩn thận chắc chắn, đánh đâu chắc đấy, áp dụng chiến lược đại bao vây trước, sau đó càn quét ngoại vi, cắt đứt đường tiếp tế trong thành, cuối cùng là cách đánh thành có hiệu quả, tuy rằng lãng phí thời gian, phải trả giá nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi.
Điều đáng đề cập là, quân Thanh không phải là không có sức đánh thành bằng hỏa lực: Binh lực của Hoài quân khi đó đã đạt 150 cơ doanh gần 7 vạn người, toàn bộ trang bị súng Tây, và phối thuộc có “đội pháo Penell” do người Pháp có quốc tịch Trung Quốc là Penell chỉ huy, có súng Canon và lựu pháo, khi Tương quân đánh lâu không hạ được, Thanh đình đã hạ lệnh tăng cường 14000 người của Hoài quân và đội pháo Penell đến trợ chiến. Tướng soái Tương quân như Tăng Quốc Thuyên lo sợ “gian khổ hai năm phải chia sẻ với người khác”, do đó bất chấp giá phải trả tấn công điên cuồng, mới phá được thành Thiên Kinh trước khi Hoài quân, đội pháo đến.
Đây là lần cuối cùng Nam Kinh đệ nhất danh thành bị phá vỡ bởi cách đánh truyền thống: Cách mạng Tân Hợi năm 1911, liên quân Giang Chiết vây công thành Nam Kinh do quân Thanh cố thủ, đầu tiên đánh chiếm thành Thiên Bảo, sau đó tại đây dựng giá lựu pháo kiểu mới, oanh tạc dữ dội các điểm cao khống chế trong thành như núi Phú Quý, gác Bắc Cực, bắn chết đại tướng đốc chiến của quân Thanh là Vương Hữu Hoằng, buộc quân giữ thành mất tinh thần chiến đấu, mở cửa thành bỏ trốn. Kể từ trận Tân Hợi, cuộc chiến tấn công và phòng thủ thành Nam Kinh đã bước sang một giai đoạn mới của chiến tranh hiện đại thực sự.
Năm 1864, quân Thanh thu phục được Thiên Kinh. Giữa năm 1869 và 1870, nhiếp ảnh gia người Anh John Thomson (1837-1921) đã đến Nam Kinh. Nhiều "đường phố bị phá hủy không còn một bóng người", ông đã chụp ảnh một nhóm người làm việc bên cạnh ngôi chùa miếu, giám công là một hòa thượng mặc áo trường bào.
Đỗ Thành