Sự thất bại của vua Lê Long Đĩnh

Lê Long Đĩnh vị quân vương trẻ tuổi, tài năng công tích rõ ràng trong cả trị quốc an bang và chiến tích quân sự rốt cuộc đã thất bại. Sau cái chết của ông, Lý Công Uẩn một thủ lãnh quân sự - đại diện cho thế lực sông Hồng được giới tăng lữ, quý tộc bầu lên làm quốc vương.

Từ truyền thống bộ lạc đến thiết lập một vương triều – Lê Long Đĩnh là bước quá độ, cũng là nạn nhân của giai đoạn quá độ này.

Lê Long Đĩnh vị quân vương trẻ tuổi, tài năng công tích rõ ràng trong cả trị quốc an bang và chiến tích quân sự rốt cuộc đã thất bại. Sau cái chết của ông, Lý Công Uẩn một thủ lãnh quân sự - đại diện cho thế lực sông Hồng được giới tăng lữ, quý tộc bầu lên làm quốc vương.

Tượng của vua Lê Long Đĩnh ở Cố đô Hoa Lư.

Nhưng câu hỏi là tại sao Long Đĩnh thất bại trong việc tạo sự phồn vinh và vững bền cho vương triều Tiền Lê?

Khi nhà Đường còn cai trị ở Giao Châu (Tĩnh hải quân), các thủ lãnh địa phương (hào trưởng) - thủ lãnh những bộ lạc buộc phải khuất phục trước sức mạnh vượt trội của thành Long Biên. Nhưng mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi Khúc Thừa Dụ một Hào trưởng tại Hồng Châu (nay là miền Hải Dương) đã thành công trong việc tiến vào tiếp quản quyền lực tại Long Biên khi thành này vô chủ. 

Thay triều đổi ngôi

Giờ là lúc vai trò của giới quý tộc Việt - các hào trưởng nổi lên, họ không chỉ có quyền lực tại địa phương (lãnh địa của mình) mà còn can dự sâu sắc vào thượng tầng chính trị. Bên cạnh họ là giới tăng lữ Phật giáo - những người nắm "phần hồn" của dân chúng Giao Châu. 

Việc bầu một “thủ lãnh mới” phụ thuộc vào quý tộc, tướng lãnh và tăng lữ Phật giáo. Điều này có thể bắt gặp ở trường hợp (nhiệm kỳ) của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, sau là cả nhà Tiền Lê . Hậu quả là sự tồn tại của các vương triều, các vị thủ lĩnh Việt thế kỷ X chỉ mang tính thời hạn và dường như các quân vương chỉ là “thủ lãnh trọn đời”. 

Sau cái chết của Dương Đình Nghệ, quyền lực rơi vào tay Ngô Quyền chứ không phải là người họ Dương, từ Thanh Hóa tiến ra bắc, Ngô Quyền nhanh chóng giết Kiều Công Tiễn rồi đả bại quân Nam Hán (938).

Nhưng họ Ngô cũng không giữ quyền lực được lâu. Toàn Thư chép, trước khi mất, Ngô Quyền phó thác con cả là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha, kết quả là Kha “cướp ngôi” của Ngập. 7 năm sau em Ngập là Ngô Xương Văn được giới tướng lãnh ủng hộ đã giành lại quyền lực.

Đinh Bộ Lĩnh chết, nhiều tướng lãnh ủng hộ cho Lê Hoàn. Tới nhà Lê, giới quý tộc, tướng lãnh, tăng ni cũng không ủng hộ cho Lê Long Đĩnh mà quay ra ủng hộ một thủ lĩnh quân sự đại diện cho Phật giáo là Lý Công Uẩn.

Từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đến Lê Hoàn đã có ba người thất bại trong việc chỉ định con mình kế ngôi. Đó dường như là truyền thống (bầu cử) của những liên minh bộ lạc hơn là tính bền vững của một vương triều.

Và kể cả Lê Hoàn, hay Lê Long Đĩnh những truyền thống, cách hành xử kiểu tù trưởng vẫn còn. Nhà vua sẵn sàng xuống sông để bắt cá sấu cho sứ nhà Tống xem; còn Lê Long Đĩnh thích tự tay chọc tiết gia súc trước khi nhà bếp có thể chế biến con gia súc ấy thành đồ cúng tế.

Sự tự tin thái quá

Khoảng năm 1004, Lê Long Đĩnh đã bộc lộ sự tự tin vào năng lực của mình, cũng như tin tưởng vào sự sủng ái của vua cha. Chàng trai 18 tuổi yêu cầu phụ hoàng lập mình thái tử và Lê Hoàn đã chấp nhận yêu cầu này. Tuy nhiên giới quý tộc lại không cho rằng như vậy là thỏa đáng, họ lập luận phế trưởng lập thứ là trái lễ và thế là Lê Hoàn phải lập Long Việt làm thái tử.

Chẳng cần phải tốn quá nhiều thời gian, năm 1006, sau khi Lê Hoàn mất, Long Đĩnh đã có được vương quyền (Long Việt sau chiến loạn thân vương chỉ ở ngôi được 3 ngày rồi bị ám sát chết – cái chết mà Long Đĩnh được quy trách nhiệm). Vị quân vương mới thiết lập quyền lực của mình chẳng cần sự ủng hộ của quý tộc, cũng như tăng lữ Phật giáo.

Ngay sau chuyến chinh phạt các thân vương phản loạn, Long Đĩnh đã cho chỉnh đốn lại triều cương. Ông ta cải cách quan chế và tăng quan, thiết lập quy củ triều đình theo mô thức nhà Tống. Ông đem về nước Cửu Kinh ( 9 cuốn sách kinh điển vĩ đại của Trung Hoa: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ;) và Đại Tạng Kinh.

Phải chăng đây là nỗ lực của Long Đĩnh nhằm tìm kiếm tư tưởng trị quốc mới và cân bằng quyền lực Phật giáo tại vương quốc của ông? (Có thể), giới quý tộc, tăng lữ thấy rằng quyền lợi, quyền lực của họ bị đe dọa bởi một chàng trai mới ngoài 20 tuổi, đang tràn đầy tham vọng hiện đại hóa cơ chế quyền lực.

Không thể coi thường những quyền lực cũ

Lê Long Đĩnh để tâm tới việc chứng tỏ năng lực của mình hơn là kính trọng các tăng lữ Phật giáo. Thậm chí “chiến binh hung hãn” này còn róc mía trên đầu một nhà sư phản loạn.

Long Đĩnh cũng giành thắng lợi trong đối ngoại với nhà Tống, vị hoàng đế phương Bắc phải thừa nhận ông là Giao chỉ quận vương. Nhưng, tăng ni (và có thể là cả giới quý tộc Đại Cồ Việt khi đó) cho rằng Lê Long Đĩnh không được họ bầu ra?

Trong khi vị quân vương mới mải mê với những chiến tích dẹp loạn ở hầu khắp các miền của vương quốc hay làm những việc đêm lại lợi ích cho dân chúng, thì tại kinh thành Hoa Lư quý tộc, tăng lữ tụ tập xung quanh một thủ lãnh quân sự khác. Đó là Lý Công Uẩn.

Họ nhìn thấy ở Lý Công Uẩn - người sinh ra và lớn lên tại cửa chùa – khả năng đáp ứng được các mong mỏi của giới tăng ni; người tỏ ra nhân từ hơn với những thế lực địa phương. Họ bịa ra những câu sấm truyền về việc Lý thay Lê để dọn đường dư luận

Cuối năm 1009, sau chiến thắng tại miền cực nam của quốc gia (cửa Sot, Hà Tĩnh), nhà vua trẻ đã cho mở rộng đường thủy để giúp cho sinh kế của người dân. Khi trở về kinh thành thì mọi việc đã trượt ra ngoài tầm khống chế của ông. Khắp nơi loang đi tin đồn rằng Lý sẽ thay Lê, giới quý tộc, tăng lữ Phật giáo chính thức đoạn tuyệt với ông.

Lê Long Đĩnh đã có những nỗ lực nhằm chứng tỏ quyền lực của mình, ông cho tầm nã những kẻ loang truyền tin đồn, thậm chí tìm giết người họ Lý - Chỉ có điều Lý Công Uẩn - kẻ đang nắm quyền chỉ huy Cấm Vệ quân thì ông lại không biết - hoặc không làm gì nổi. Vài tháng sau Long Đĩnh qua đời, khi đó ông mới 24 tuổi.

Những thế lực thủ cựu đã ngay lập tức bầu “Tổng thống mới”, ứng viên duy nhất là Lý Công Uẩn. Cây cột chống duy nhất là Lê Long Đĩnh gãy đổ, thị tộc họ Lê buộc phải chấp nhận truyền thống bầu cử này, và đó lý do vì sao Lý Công Uẩn không vấp phải những cuộc biến loạn từ quý tộc họ Lê.

Lý Công Uẩn già dặn (lúc này đã 40 tuổi) và “biết” làm chính trị hơn chàng trai Lê Long Đĩnh, ông nhanh chóng chuyển chỗ ở ra Đại La xa hẳn Hoa Lư - trung tâm quyền lực của họ Lê, đồng thời dựa vào Phật giáo để trị quốc. Ông ta tiến hành thần thánh hóa quyền lực cũng như sự ra đời của mình.

Điều này chưa từng có ở các vương triều tiền nhiệm! Bởi tại những vương triều tiền nhiệm, nhà vua đơn giản là được tướng lãnh, quý tộc, tăng ni bầu ra.

Thay vì việc cứ mỗi năm phải một đôi lần cầm quân dẹp loạn, Lý Công Uẩn sử dụng chính sách Kimi với các thế lực quân sự địa phương.

Thời gian để có được chế độ tập quyền không thể nhanh như Lê Long Đĩnh đã làm, từng bước Lý Công Uẩn rồi con cháu ông ta đã yên tâm với ngôi Thiên tử và Triều thần phải hết lòng phó tá người mà Thiên tử chọn lựa để kế vị (thái tử).

Nguồn: Han times

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay