Sự thật về Doãn Chí Bình trái ngược hoàn toàn với truyện kiếm hiệp Kim Dung

Qua tiểu thuyết Kim Dung, người ta vẫn nhớ đến Doãn Chí Bình như một kẻ tiểu nhân, nhân lúc người nguy mà làm bậy. Lợi dụng lúc Tiểu Long Nữ bị điểm huyệt không thể động tay chân, trong lúc vắng người, Doãn Chí Bình đã cướp đi cái “ngàn vàng”.

Qua tiểu thuyết Kim Dung, người ta vẫn nhớ đến Doãn Chí Bình như một kẻ tiểu nhân, nhân lúc người nguy mà làm bậy. Lợi dụng lúc Tiểu Long Nữ bị điểm huyệt không thể động tay chân, trong lúc vắng người, Doãn Chí Bình đã cướp đi cái “ngàn vàng”. Thế nhưng, ở ngoài đời, thật sự thì đây là nhân vật hoàn toàn trái ngược hoàn toàn với trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung.

Ông sinh năm 1169 mất năm 1251, sống cuối đời nhà Kim đầu đời nhà Nguyên, Trung Quốc. Ông là chưởng môn Toàn Chân giáo đời thứ sáu. Toàn Chân là một tông phái của Đạo giáo. Theo ghi chép trong các sử sách, Doãn Chí Bình đức cao vọng trọng, có công trong việc truyền bá Đạo giáo. Doãn Chí Bình sinh ra trong một gia đình quan lại có tiếng.

Là người học rộng biết nhiều, với đầu óc thông minh dị thường, Doãn Chí Bình sau khi gặp được đệ tử của Vương Trùng Dương là Mã Ngọc thì ông đã quyết tâm tu hành. Mặc cho gia đình phản đối, ông vẫn một mực kiên định với việc xuất gia làm Đạo sĩ. Sự kiên quyết này thể hiện ở việc Doãn Chí Bình từng nhiều lần bị cha bắt hoàn tục, thậm chí nhốt chặt trong phòng không cho giao du nữa.

Chẳng được bao lâu thì ông lại trốn ra ngoài, hết lần này đến lần khác. Cho đến cuối cùng, cha ông không còn cách nào khác đành phải đồng ý cho ông tiếp tục đạo hành gia. Ông đến khắp nơi để truyền giáo giúp người, chưa từng dính líu vào phân tranh giang hồ và cũng không hề động tâm trước phụ nữ.

Có thể thấy, khác với trong truyện của Kim Dung, Doãn Chí Bình ngoài đời rất tuân thủ quy định của Vương Trùng Dương: “Phàm là người theo Đạo cần buông bỏ tiền tài tửu sắc, ôm giữ từ bi, không lo nghĩ nhiều.” Sau này khi chính thức nhậm chức chưởng môn Toàn Chân Giáo, Doãn Chí Bình còn quy định đệ tử Đạo giáo giảm ăn, giảm ngủ, buông bỏ sắc dục.

Ông để lại cho đời 3 cuốn “Bảo Quang Tập”, đều là những thi từ khuyến thiện tu hành. Đệ tử sau này của ông là Đoàn Chí Kiên còn biên tập lại ngôn luận giảng đạo của Doãn Chí Bình thành 4 quyển “Thanh Hòa Chân Nhân bắc du ngữ lục”. Ông là bậc chân nhân đức cao vọng trọng, thường xuyên làm việc thiện tu thân tích đức, chuyên tâm tu đạo chứ không phải người hèn hạ, yếu kém như trong văn của Kim Dung.

Năm 1261, Nguyên Thế Tổ xuống chiếu truy tặng ông "Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Chân Nhân". Đến năm 1310, vua Nguyên Vũ Tông phong tặng thêm "Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Sùng Giáo Đại Chân Quân". Tại Hoa Sơn luận kiếm - một sự kiện văn hóa tổ chức trên đỉnh núi Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 2003, một số đạo sĩ thuộc Hiệp hội Đạo giáo Thiểm Tây ngăn cố nhà văn Kim Dung lên núi.

Các đạo sĩ bất mãn việc nhà văn bôi nhọ Toàn Chân giáo vì chi tiết Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ. Các bên can ngăn, hòa giải, sau đó các đạo sĩ mới đồng ý để cố nhà văn Kim Dung lên núi. Do đó, năm 2004, cố nhà văn Kim Dung đã sửa lại cuốn tiểu thuyết gốc. Trong bản chỉnh sửa, Toàn Chân Giáo được miêu tả quang minh lỗi lạc hơn, tên của Doãn Chí Bình cũng được thay đổi.

Một nhà nghiên cứu Đạo giáo từng chất vấn cố nhà văn Kim Dung việc bôi nhọ Doãn Chí Bình, ảnh hướng xấu tới Đạo giáo. Khi đó nhà văn xin lỗi và nói: "Doãn Chí Bình đức cao vọng trọng trong Đạo giáo. Trong bản hiệu đính tôi đã sửa chi tiết này. Tôi không có ý bôi nhọ Đạo giáo, cũng không kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào".

Nguồn: Dân Việt

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay