Tài năng hội họa ít ai biết của vua Hàm Nghi

Nhắc đến vua Hàm Nghi mọi người sẽ nghĩ ngay đến "Chiếu Cần Vương", nhưng ít ai biết ông còn là một họa sĩ tài năng. Đối với nhà vua nghệ thuật là cách mà ông truyền tải cảm xúc, và tinh thần yêu nước nỗi nhớ quê hương của mình.

Nhắc đến vua Hàm Nghi mọi người sẽ nghĩ ngay đến "Chiếu Cần Vương", nhưng ít ai biết ông còn là một họa sĩ tài năng. Đối với nhà vua nghệ thuật là cách mà ông truyền tải cảm xúc, và tinh thần yêu nước nỗi nhớ quê hương của mình. Hàm Nghi (1871-1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

HÀM NGHI – Algérie. 1900. Sơn dầu. Sưu tập tư nhân.

Ông có bút danh bằng chữ Hán: Tử Xuân hoặc Xuân Tử. Năm 1896, trong tình cảnh bị cưỡng bức , vua Hàm Nghi đã đến với hội họa bằng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của một vị minh quân khi ông thực hiện hiện một bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung tự họa được vẽ theo ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục trong ảnh vẫn là trang phục thuần túy của phong cách hoàng gia Việt Nam.

HÀM NGHI – Vô đề. Khoảng 1900-1903. Sơn dầu. Sưu tập tư nhân.

Ông đã in ra hàng loạt và tặng bức họa này cho những người ông gặp như tấm thẻ xã giao theo phong tục thời bấy giờ. Mục đích muốn nói: “𝑇𝑜̂𝑖 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑣𝑢𝑎 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝐴𝑛 𝑁𝑎𝑚 𝑣𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑃ℎ𝑎́𝑝 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑢𝑎̂́𝑡 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑦𝑒̂𝑢 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑡𝑢̛̣ 𝑡𝑜̂𝑛 𝑑𝑎̂𝑛 𝑡𝑜̣̂𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑣𝑖̣ 𝑣𝑢𝑎 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑜̂𝑖”. Điều này có thể khẳng định thêm thông qua việc nhà vua gửi hai thẻ thăm viếng xã giao này về Đông Dương cho viên tướng Rheinartthường trú ở An Nam và cho Toàn quyền Đông Dương Richaud, trong thẻ thăm viếng đó ông đã tự ký và gọi mình là “Người chiến đấu chống lại người Pháp”.

Amandine Dabat từng nhận xét: “Trong bối cảnh lưu đày, làm nghệ thuật đã tạo cơ hội cho vua Hàm Nghi lưu lại mối liên hệ với Đông Dương, và nghệ thuật là không gian tự do, qua đó ngài có thể thoải mái thể hiện sự gắn bó với quê hương mình”. Đối với vua Hàm Nghi, hội họa, nghệ thuật không chỉ là một khoảng trời tự do, mà còn là cái gì đó rất riêng để ngài có thể thoải mái thực hiện trong đời tư mà không phải lo lắng.

Nghệ thuật, hội họa là chiếc cầu nối để ngài biểu lộ tình cảm gắn bó đối với quê hương Việt Nam. Một điều thú vị khác, ngài chỉ chủ yếu vẽ tranh phong cảnh, một vài tranh chân dung, một vài lính thủy, nhưng tuyệt đối không vẽ chủ đề chính trị. Qua các tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi, chúng ta có thể thấy được nét văn hóa Việt Nam qua cách ngài xử lý bố cục, với vị trí các cây cổ thụ nổi bật bên trái của tranh.

Nguồn: imuseumvfa

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay