Thất Trảm Sớ của Chu Văn An và câu chuyện đúng thời điểm nhưng sai người

Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 7 được bộ Giáo Dục và Đào Tạo biên soạn phát hành, bài “Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV”(trang 57) có đề cập sự kiện “Tư nghiệp Quốc Tử giám là Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần”.

Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 7 được bộ Giáo Dục và Đào Tạo biên soạn phát hành, bài “Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV”(trang 57) có đề cập sự kiện “Tư nghiệp Quốc Tử giám là Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần”. Tuy vừa nghe qua chúng ta thấy có vẻ đơn giản, nhưng ở thời điểm đó thì đây không khác gì “drama” chính trị gây chấn động kinh thành.

Chu Văn An vốn là thầy giáo được mời đến Quốc Tử Giám dạy học. Ông không chỉ riêng dạy cho con cháu quý tộc mà chính tay ông còn đào tạo ra những vị quan kiệt xuất thời này như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Dưới thời Trần Dụ Tông thì vị vua này nổi tiếng là “bad boy” ăn chơi sa đọa, không thứ gì thiếu: đàn ca, diễn kịch, nghiện rượu, lãng phí tiền của,... Điều này dẫn đến hệ lụy là đê điều không được tu sửa gây ra lũ lụt, hạn hán, đói kém, mất mùa, thuế lại tăng do vua ngày ngày chỉ lo “tiệc tùng" và chỉ tin những nịnh thần khiến cho triều đình lao đao.

Thấy như vậy lúc này Chu Văn An đã mạnh dạn dâng “Thất Trảm sớ”. Trong sớ trình bày những việc làm và nêu tên đích danh 7 tên nịnh thần và yêu cầu “trảm” những tên đó. Tại sao đây lại là “drama” gây chấn động kinh thành? Bởi ở thời phong kiến thì chỉ có những quan chức cao như ngự sử, tể tướng mới có thể can gián vua, nhưng bấy giờ Chu Văn An chỉ là thầy dạy học ở Quốc Tử Giám. Thậm chí nếu “Thất Trảm sớ” bị lọt ra ngoài có thể Chu Văn An sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài Trần Dụ Tông và Chu Văn An, không một ai biết được nội dung của “Thất Trảm sớ" và danh tính của 7 tên quan nịnh thần kia. Trong cuốn “Vương triều sụp đổ", nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đề cập đến 7 cái tên rất có khả năng nằm trong “Thất Trảm sớ”:

  • 1. Mai Thọ Đức: kẻ cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ, đã lạm dụng chức quyền bắt về vô số con gái nhà lương dân, bày ra vô số trò dâm ô trác tán dụ dỗ hoàng thượng.
  • 2. Trâu Canh: viên ngự y làm hoàng thượng liệt dương từ năm 3 tuổi. Sau này, y lại bày trò “phục dương” bằng cách bắt giết 21 đứa trẻ lấy mật làm thuốc.
  • 3. Bùi Khoan: kẻ bày trò cờ bạc, rượu chè ngay trong cung thất.
  • 4. Văn Hiến Hầu : gây chia rẽ các đại thần trong cung khiến cho vua không phân biệt được đâu là người tốt kẻ xấu.
  • 5. Nguyễn Thanh Lương: gian manh, xảo trá, dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ.
  • 6. Tâm Đức Ngưu: kẻ cấu kết với Nguyễn Thanh Lương tăng xu thuế, bòn rút, vơ vét dân lành, kể cả lúc mất mùa, dân đói chết đầy đường cũng không tha.
  • 7. Đoàn Nhữ Cẩu: hắn cắt bớt khẩu phần của binh lính, vũ khí hỏng hắn không thay thế mà lấy tiền bỏ túi.

Mặc dù tình hình loạn lạc là thế, nhưng sau khi đối mặt với “Thất Trảm sớ” thì Trần Dụ Tông quyết định “seen” và không trả lời. Sự im lặng của vua đã khiến thầy Chu Văn An quyết định từ quan, về vùng núi Chí Linh ở ẩn và tiếp tục nghiệp dạy học. Vua Trần tuy im lặng trước “Thất Trảm sớ” nhưng sau này nhiều lần đến Chí Linh ngỏ ý muốn Chu Văn An về triều đình giúp việc nước. Chu Văn An từ chối thì vua Trần đến gửi nhiều tặng phẩm, Chu Văn An nhận nhưng sau đó đem tặng cho người khác.

Mẹ của Vua Trần Dụ Tông nhiều lần cũng đã răn dạy con mình rằng “Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?”. Ý Thái hậu vừa ca ngợi phẩm chất của Chu Văn An vừa răn dạy con mình không thể lấy uy lực ép buộc người khác. Sự xuất hiện của cụ Chu Văn An là một trong những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giáo dục của Đại Việt thế kỉ XIV, đồng thời sự liêm khiết và dũng cảm khi dâng lên “Thất Trảm sớ” nhưng tiếc đã không gặp vị vua anh minh hơn, khiến cho ta nhìn rõ được sự suy sụp của triều đình lúc bấy giờ cũng như hậu quả về sau khi bị Hồ Quý Ly cướp ngôi là sự tất yếu.

Nguồn: Khovail

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay