Tiếng Do Thái và hành trình hồi sinh một ngôn ngữ từ cõi chết

Các ghi chép lịch sử chứng minh sự tồn tại của tiếng Do Thái từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên đến cuối thời kỳ Đền thờ thứ hai (Khi người La Mã đánh chiếm Jerusalem khiến người Do Thái phải rời bỏ quê hương).

Các ghi chép lịch sử chứng minh sự tồn tại của tiếng Do Thái từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên đến cuối thời kỳ Đền thờ thứ hai (Khi người La Mã đánh chiếm Jerusalem khiến người Do Thái phải rời bỏ quê hương). Tiếng Do Thái rất quan trọng đối với dân tộc Do Thái bởi nó là ngôn ngữ dùng trong Kinh Torah – Kinh thánh của người Do Thái. Từ khoảng những năm 200 sau công nguyên, với việc người Do Thái dần di cư đến các miền đất khác nhau từ khắp châu Âu, Trung Đông cho đến tận Ân Độ, họ dần phải hòa nhập vào đất nước họ sinh sống bằng việc nói ngôn ngữ bản địa.

Do đó, tiếng Do Thái dần không còn là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ nữa mà chỉ được sử dụng trong các văn bản tôn giáo như là một ngôn ngữ viết hoặc chỉ dung khi đọc kinh. Nói cách khác, từ đây tiếng Do Thái chính thức trở thành một “tử ngữ”. ( Một số tử ngữ tiêu biểu là tiếng La tinh và tiếng Phạn aka tiếng Sanskrit). Một điểm khá thú vị là dù di cư đến các khu vực khác nhau, do xu hướng sống theo cộng đồng nên tuy bị bản địa hóa về mặt ngôn ngữ, người Do Thái làm biến đổi các ngôn ngữ bản địa mà họ dùng tới mức biến nó trở thành một ngôn ngữ đặc trưng của cộng đồng Do Thái tại các quốc gia đó. Tiêu biểu có thể kể đến:

Thư tịch tiếng Do Thái cổ.

  • Tiếng Yiddish: Được dùng bởi cộng đồng người Do Thái khu vực Trung Âu, từ vựng chủ yếu lấy từ tiếng Đức trong khi bảng chữ cái và một số yếu tố khác có nguồn gốc từ tiếng Do Thái.
  • Tiếng Ladino: Ra đời khi người Do Thái di cư đến bán đảo Iberia, từ vựng lõi là tiếng Tây Ban Nha cổ nhưng được viết bằng bảng chữ Do Thái.

Tình trạng này của tiếng do Thái cứ tiếp diễn đến ngót nghét gần 2000 năm như vậy cho đến tập thế kỉ 19 khi mà Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism) dần được hình thành ở châu Âu. Người Do Thái từ châu Âu bắt đầu di cư trở lại miền đất thánh của họ và xây dựng các cộng đồng Do Thái. Người Do Thái từ khắp nơi đổ về Palestine nhưng họ vấp phải một khó khăn rất lớn: Bất đồng ngôn ngữ. Người Do Thái ở châu Âu nói tiếng Yiddish, người Do Thái ở quanh Địa Trung Hải nói tiếng Yiddish, người Do Thái ở Trung Đông nói tiếng Ả Rập.

Bảng chữ cái Do Thái (Tiếng Do Thái đọc từ phải sang trái).

Đứng trước thách thức đó, họ đã đi đến một quyết định mang tính bước ngoặt: Hồi sinh lại tiếng Do Thái -tiếng nói của tổ tiên hộ sau gần 2000 năm và đưa nó trở thành ngôn ngữ chính thức của cộng đồng người Do Thái tại Palestine. Để làm được việc đó đương nhiên không hề đơn giản. Họ phải bắt đầu từ việc mở trường đào tạo bằng tiếng Do Thái, xuất bản sách báo bằng tiếng Do Thái, soạn từ điển để hệ thống hóa ngôn ngữ và phát triển thêm từ vựng mới (những khái niệm mà tiếng Do Thái cổ chưa tồn tại như điện thoại, máy tính, điện…).

Họ quyết định rằng họ sẽ chỉ sử dụng tiếng Do Thái cho tất cả các cuộc họp, các buổi gặp mặt. Tại gia đình, các thành viên tự giao ước rằng sẽ chỉ sử dụng tiếng Do Thái. Do đó, dù khi những người Do Thái mới di cư đến Palestine, họ phải học tiếng Do Thái, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó thì đến đời con họ, tiếng Do Thái trở thành tiếng mẹ đẻ của chúng. Từ đây, tiếng Do Thái chính thức được hồi sinh sau một thời gian dài là tử ngữ. (Tuy nhiên phải lưu ý rằng tiếng Do Thái hiện đại thay đổi tương đối đáng kể so với tiếng Do Thái cổ đại về từ vựng, phát âm và ngữ pháp.

Chữ viết tay.

Nhưng nhìn chung, người Do Thái hiện đại vẫn có thể đọc hiểu được phần lớn nội dung của các văn bản cổ của cha ông họ) Ngày nay, tiếng Do Thái là ngôn ngữ chính thức của Israel và là ngôn ngữ mẹ để của 5-6 triệu người. Có thể đây là một con số tương đối khiêm tốn so với các ngôn ngữ lớn trên thế giời ( Ví dụ tiếng Việt của chúng ta có đến 80 triệu người nói như tiếng mẹ đẻ). Tuy nhiên, đây được coi như là trường hợp thành công duy nhất của việc hồi sinh một ngôn ngữ chết.

Việc hồi sinh thành công của tiếng Do Thái mang lại hi vọng cho các thứ tiếng cổ khác đã diệt vong hoặc các ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ biến mất có cơ hội được phục hưng trở lại như tiếng tiếng Ai Cập cổ tại Ai Cập ( người Ai Cập hiện đại nói tiếng Ả Rập), tiếng Ai-len(Gaeilge) tại Ai-len (Ireland) (Do sự đô hộ của người Anh nên hiện tại đa phần người Ai-len nói tiếng Anh).

Nguồn: Minh Minh

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay