Tiếng Việt có phải một ngôn ngữ chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán? (P1)

Quan điểm cho rằng tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic)) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Hán ở nhiều khía cạnh rất phổ biến cả trong giới học thuật lẫn bình dân

Quan điểm cho rằng tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic)) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Hán ở nhiều khía cạnh rất phổ biến cả trong giới học thuật lẫn bình dân, có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhận thức về nguồn gốc dân tộc của người Việt. Không ít các tác phẩm được xuất bản đều đề xuất những ý niệm tương tự, tiêu biểu nhất, có thể ví dụ như nhà nghiên cứu ngôn ngữ John Phan của đại học Cornell đã sử dụng khái niệm “siêu Hán hóa” (highly sinicized) để chỉ Proto-Việt-Mường (Phan 2010), ám chỉ về một tiếng Việt bị Hán hóa rất mạnh. Nhưng, nếu xem xét chi tiết trong từng khía cạnh của tiếng Việt, giả thuyết về tiếng Việt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Trung Quốc chỉ là một huyền thoại.

Sự thay đổi của tiếng Việt, phần lớn là do tự thân tiếng Việt, bên cạnh những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ tiếng Hán trên một số khía cạnh phi cấu trúc của tiếng Việt. Tiếng Việt cùng các ngôn ngữ khác trong vùng Đông Á đều tiến hóa cùng nhau, tiếng Việt không đơn thuần thay đổi dưới những ảnh hưởng tuyệt đối của tiếng Hán. Sự thay đổi của tiếng Việt bao gồm cả sự tiếp nhận lượng từ vựng khoảng 30-35% được mượn từ tiếng Trung Quốc để làm giàu kho từ vựng của mình, nhưng vẫn giữ cốt lõi từ ngôn ngữ Nam Á cả về từ vựng lẫn ngữ pháp, với những điểm đặc trưng riêng biệt.

Từng vấn đề liên quan tới sự ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc đối với tiếng Việt sẽ được chúng tôi tổng hợp lại ở bài viết dưới đây, thông qua các nghiên cứu ngôn ngữ đáng tin cậy đã được công bố. Alves (2001) đã dựa trên các bằng chứng so sánh về từ vựng, âm vị học, hình thái học và cú pháp, chứng minh và kết luận rằng, ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc, mặc dù có ý nghĩa về mặt từ vựng, nhưng sự ảnh hưởng chỉ nằm ở các phía cạnh phi cấu trúc của tiếng Việt. Sự tiếp xúc ban đầu của những người nói tiếng Việt và những người nói tiếng Trung thường thông qua tiếp xúc hành chính, thương mại và cá nhân (Taylor 1983), phổ biến nhất là thông qua thương mại, tuy nhiên, sự tiếp xúc có lẽ không đủ liên tục để dẫn đến sự thay đổi ngôn ngữ trên diện rộng của tiếng Việt.

Ngược lại, thì sự tiếp xúc này đã đồng hóa những người nhập cư Trung Quốc vào nền văn hóa Việt cổ hay Lạc tướng (Taylor 1983). Thành phần tiếp xúc chỉ là một bộ phận nhỏ, phần lớn dân số mù chữ trong khu vực đó sẽ có ít tiếp xúc trực tiếp với tiếng Trung Quốc, và những thay đổi cấu trúc ngôn ngữ có thể xảy ra rất chậm hầu hết vào thời hậu Đường, sau thời kỳ thống trị chính trị của Trung Quốc. (Alves 2001) Đã có nhiều nhà nghiên cứu giả thuyết rằng kết quả của việc vay mượn bao gồm chủ yếu là ảnh hưởng từ vựng với một số ảnh hưởng âm vị học kèm theo (Thomason và Kaufmann 1988:

39). Tiếng Việt đã vay mượn nhiều từ vựng của Trung Quốc, nhiều hơn so với các ngôn ngữ lân cận trong khu vực Đông Nam Á lục địa hiện đại, tuy nhiên, bất chấp những giả định rằng những thay đổi đáng kể trong cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt – đặc biệt là âm vị học – là do tiếp xúc với tiếng Trung Quốc, hầu hết các đặc điểm ngôn ngữ của thế kỷ 20, tiếng Việt có thể được coi là kết quả của những thay đổi nội tại ngôn ngữ thông thường giữa các ngôn ngữ ở Đông Nam Á, âm vị học, hình thái và cú pháp tiếng Việt được thể hiện chủ yếu mang đặc điểm chính tả Đông Nam Á. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cấu trúc ngôn ngữ Việt Nam được chỉ ra là rất ít, một số thay đổi cấu trúc khiến tiếng Việt có vẻ ngoài giống tiếng Trung Quốc thực sự là khá gần đây, chỉ phát triển trong vài thế kỷ qua mà không có sự thống trị trực tiếp về mặt chính trị của Trung Quốc (Alves 2001).

Tiếng Việt chịu ảnh hưởng khá mạnh của tiếng Trung Quốc, những lớp từ vựng tiếng Trung trong tiếng Việt trải qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là trước thời Đường, được gọi là Hán Việt cổ, và giai đoạn thuộc Đường (Wang 1958; Lê 1959; Tryon 1979), các từ vựng thuộc giai đoạn Hán Việt cổ được sử dụng nhiều hơn trong đời sống thường ngày, các từ vựng thuộc giai đoạn thuộc Đường thường được sử dụng trong các văn bản. Hầu hết các từ vay Hán Việt đã thay đổi cả về cú pháp và ngữ nghĩa, thường xuất hiện trong các từ ghép có hình thức tiếng Việt bản địa. Về âm vị học, tiếng Việt nói chung phù hợp với các đặc điểm phân loại học Đông Nam Á.

Tuy nhiên, tiếng Việt được coi là gần giống nhất về mặt chính tả với các ngôn ngữ Thái hoặc Trung Quốc do có những đặc điểm chung của chúng, đó là hệ thống thanh điệu và cái gọi là các dạng từ đơn tiết (Alves 2001). Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong giao tiếp cá nhân đã cho rằng hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện đại là kết quả của ảnh hưởng của tiếng Trung và / hoặc tiếng Thái. Trên thực tế, dựa trên bằng chứng gần đây hơn từ nhóm ngôn ngữ Vietic (Nguyễn V. L. 1995; Ferlus 1992) cũng như các tài liệu lịch sử (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội 1991) tiếng Việt chỉ mới phát triển tương đối gần đây cái gọi là đơn âm tiết, đây là giai đoạn cuối cùng trong một quá trình đơn âm hóa rất chậm.

Các từ vựng của Trung Quốc đã cung cấp đủ số lượng âm vị nhất định để có thể khuyến khích những thay đổi ngữ âm trong các phân đoạn từ tiếng Việt, cụ thể là ghép từ và giảm cụm. Tuy nhiên, nhiều điểm tương đồng với tiếng Trung Quốc thấy trong tiếng Việt hiện đại là những thay đổi khá gần đây và dường như là điểm cuối sau vài trăm năm của quá trình chủ yếu là ngôn ngữ nội tại. Không có dấu hiệu nào về sự chuyển dịch ngôn ngữ sang tiếng Trung và không có bằng chứng về khả năng song ngữ rộng rãi, và chỉ riêng việc vay mượn không thể gây ra sự thay đổi lớn như vậy đối với cấu trúc âm tiết tiếng Việt (Alves 2001).

Sự hình thành thanh điệu của tiếng Việt được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là sau khi Proto-Vietic tách khỏi nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer, giai đoạn này tiếng Việt đã có sự xuất hiện của thanh điệu, giai đoạn 2 là từ trước 100 TCN, giai đoạn này đã bắt đầu có những giao tiếp với tiếng Trung Quốc, nhưng sự phát triển thanh điệu giai đoạn này xuất phát từ quá trình thay đổi tự nhiên, liên quan tới các đặc điểm của thanh quản, giai đoạn 3 đánh dấu những ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc và từ mượn tiếng Trung Quốc đối với sự phát triển thanh điệu. Sự tiếp xúc với tiếng Trung có thể là chất xúc tác một phần cho giai đoạn cuối của quá trình phát triển hệ thống thanh điệu tiếng Việt, các giai đoạn trước đó là kết quả từ sự phát triển nội tại của tiếng Việt (Alves 2001). Còn tiếp...

Nguồn: Lang Linh

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay