Các quá trình hình thành từ trong tiếng Việt hiện đại bao gồm từ ghép và từ láy, quá trình hoàn toàn không phải ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc, trong khi việc ghép từ ghép lại không yêu cầu tiếp xúc với ngôn ngữ khác để xảy ra (Alves 2001). Tuy nhiên, một lượng lớn các từ mới du nhập vào tiếng Việt trong thế kỷ 20 chắc chắn đã làm tăng quá trình tạo từ phức trong tiếng Việt. Từ ghép trong tiếng Việt có thể liên quan đến hai yếu tố bản địa của Việt Nam, hai yếu tố Trung Quốc hoặc sự kết hợp của hai loại. Phần lớn các từ ghép với hai yếu tố Trung Quốc có từ sau thế kỷ 20 sau làn sóng từ vựng Pan-East-Asia lan truyền từ Nhật Bản (Sinh 1993).
Việc ghép từ đã thể hiện ý thức ngôn ngữ của người Việt, trong khi các thành tố bổ nghĩa đứng trước danh từ trong tiếng Trung Quốc thì chúng đứng sau chúng trong tiếng Việt, các từ ghép được du nhập vào tiếng Việt đã được sắp xếp lại một cách có ý thức theo cú pháp tiếng Việt. Từ láy rất phổ biến trong tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á khác, mà không thấy được ở bất kỳ ngôn ngữ Trung Quốc nào. Quá trình hình thành từ láy trong tiếng Việt cũng được quan sát thấy trong các ngôn ngữ Môn-Khmer khác (Hoàng VH 1987, 1993) và tiếng Thái (Maspero 1912: 107-108). Theo Alves, mặc dù có số lượng lớn các từ vựng tiếng Trung, cấu trúc cú pháp tiếng Việt không có sự thay đổi cấu trúc đáng kể, các từ mượn đã trải qua quá trình Việt hóa từ Hán-Việt.
Ngữ pháp tiếng Việt đã được làm giàu thêm nhờ các từ mượn ngữ pháp tiếng Trung Quốc, mặc dù cấu trúc cú pháp tiếng Việt không bị thay đổi. Bất chấp ảnh hưởng của từ vựng Trung Quốc ở những nơi khác trong từ điển tiếng Việt, các chữ số cơ bản của Việt Nam là tiếng Môn-Khmer .Các số từ ‘một’ đến ‘mười’ tất cả đều có thể được truy nguyên từ Proto-Mon-Khmer hoặc một nhánh con của nó. Đây là điểm đặc biệt trong tiếng Việt, khi hầu hết các ngôn ngữ khác trong vùng Đông Á và Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của hệ thống số đếm tiếng Trung. Cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt mặc dù tiếng Trung, qua nhiều nơi tiếp xúc ngôn ngữ khác nhau, có thể đã để lại dấu ấn về trật tự các yếu tố, về mặt cấu trúc cú pháp, thì tiếng Việt (và nhiều ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam có chung thứ tự này) vẫn mang tính chất điển hình của Đông Nam Á (Alves 2001).
Những điểm tương đồng rõ ràng về cấu trúc và kiểu chữ của tiếng Việt và tiếng Trung hiện đại có xu hướng bị ảnh hưởng một phần có điều kiện và nói chung là kết quả của nhiều khuynh hướng ngôn ngữ bên trong và tự nhiên hơn là thay đổi thông qua sự vay mượn cấu trúc. Huyền thoại về tiếng Việt chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Trung Quốc có xuất phát điểm chính là lượng từ mượn tiếng Trung trong tiếng Việt. Có không ít nhà nghiên cứu không qua thống kê chi tiết, đã phỏng đoán và giả định tiếng Việt có tới 60-70% từ vựng vay mượn tiếng Trung Quốc, hư Maspéro (1912) cho rằng có 50% từ vay mượn Trung Quốc trong tiếng Việt, còn Lê Xuân Thoại và Huỳnh Thanh Xuân (Toàn & Chào 2019) cho rằng từ vay mượn Trung Quốc chiếm 60-70% từ vựng tiếng Việt.
Nhưng qua thống kê chi tiết, những giả định của các nhà nghiên cứu hoàn toàn không chính xác. Lượng từ mượn tiếng Trung trong tiếng Việt chỉ chiếm khoảng 28-35%, kể cả trong khối từ vựng cốt lõi lẫn toàn bộ từ vựng tiếng Việt hiện đại. Công trình của Viện Max Planck (2009), tìm hiểu về từ gốc, từ mượn trong 1000-2000 từ vựng cốt lõi của 41 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt, đã cho thấy: trong 1477 từ tiếng Việt thường dùng chỉ có 28,1% là từ vay mượn trong đó 25,3% từ vay mượn Trung Quốc, 1,2% từ vay mượn Pháp, 0,5% từ vay mượn Proto-Tai, 0,3% từ vay mượn tiếng Anh (Alves 2009).
Công trình “Từ ngữ Hán Việt: Tiếp nhận và sáng tạo” (Việt et al. 2018) tiến hành thống kê chi tiết số từ mượn tiếng Hán trong tiếng Việt toàn dân hiện tại, kết quả cho thấy lượng từ Hán-Việt chỉ chiếm khoảng 35,15% (14.933/45.850 từ) trong tiếng Việt. Lượng từ này bao gồm cả các từ Hán – Việt do người Việt tự sáng tạo nên. Việc vay mượn giữa các ngôn ngữ là điều tất yếu ở bất cứ đâu trên thế giới, không có ngôn ngữ nào hoàn toàn biệt lập, không có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại với các ngôn ngữ khác. Lượng từ vựng ở các ngôn ngữ gần gũi với Việt Nam có thể kể tới như Nhật có tới 34,9% từ vay mượn, tiếng Thái có 26,1% từ vay mượn (ở phần từ vựng cơ bản, chưa có thống kê toàn bộ từ vựng của các ngôn ngữ này) (Haspelmath & Tadmor 2009), trong đó phần lớn các từ vay mượn của hai ngôn ngữ này là tiếng Trung.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kể tới chiều ảnh hưởng ngược lại, tức từ tiếng Việt nói riêng hay ngôn ngữ Nam Á nói chung tới tiếng Trung Quốc, có thể ví dụ như các từ 澳 [chó], 札 [chết], 獲 [ruồi], 虎 [hổ], 牙 [ngà], 弩 [ná], hay quan trọng nhất, đó là 江“giang” [krong trong tiếng Nam Á hay sông trong tiếng Việt] trong tên của con sông Trường Giang (hay tên gọi quốc tế là sông Dương Tử) có gốc từ ngôn ngữ Nam Á, được tiếng Hán mượn trong thời kỳ cổ đại hơn 2000 năm trước (Norman and Mei, 1976). Trong các ngôn ngữ Nam Á, các âm phục nguyên có tương quan cao nhất với tiếng Việt.
Thông qua khảo cứu chi tiết từng vấn đề liên quan tới sự ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc đối với tiếng Việt, kết quả đã cho thấy tiếng Việt không phải là một thứ tiếng chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Trung, phần lớn những thay đổi của tiếng Việt là do tiến hóa tự thân của tiếng Việt, lượng từ vựng vay mượn tiếng Trung của tiếng Việt cũng chỉ khoảng 28-35%, tương đương với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Sự vay mượn là tất yếu và bình thường ở mọi ngôn ngữ, nhưng với tiếng Việt, đáng tiếc là “huyền thoại về những ảnh hưởng tuyệt đối của tiếng Trung với tiếng Việt” đã và đang tạo nên những mặc cảm không nhỏ trong tâm thức của người Việt, dẫn tới rất nhiều những sự suy diễn về nguồn gốc dân tộc, như người Việt có nguồn gốc Trung Quốc, là một nhánh của Trung Quốc tách ra lập quốc gia riêng…
Nhưng qua nghiên cứu ngôn ngữ khoa học và khách quan, huyền thoại đó đã được chứng minh là không chính xác. Những tư liệu ngôn ngữ cũng góp phần xác định chiều ảnh hưởng ngược lại của tiếng Việt hay ngôn ngữ Nam Á với tiếng Trung Quốc, cho thấy những ảnh hưởng ngôn ngữ luôn luôn là hai chiều.
Nguồn: Lang Linh