Các quốc gia hàng đầu trong việc x.ử t.ử người với số lượng đáng kể tạo thành một tập hợp ít ai ngờ đến: Trung Quốc và Iran (hơn 1000 người mỗi năm), Pakistan, Saudi Arabia, và Mỹ. Chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ là một lời giải thích cho con đường quanh co mà từ đó tiến bộ đạo đức xuất phát từ các lập luận triết học dẫn đến sự thật đang diễn ra.
Chủ nghĩa ngoại lệ này cũng cho thấy căng thẳng giữa hai khái niệm về nền dân chủ mà chúng ta đang xem xét: một mô hình chính phủ nắm quyền lực thi hành bạo lực với công dân đạng bị hạn chế mạnh mẽ, và một mô hình chính phủ thực hiện ý chí của đa số người dân. Lý do Mỹ là một quốc gia ngoại lệ trong việc thực thi hình phạt t.ử h.ình là do quốc gia này dân chủ quá trớn.
Thế nhưng, Mỹ vẫn có một chính phủ do dân và vì dân. Khác với một số tội phạm liên bang như tội khủng bố và tội phản quốc, án t.ử h.ình được quyết định bởi các bang riêng lẻ và được bỏ phiếu bởi các nhà lập pháp gần gũi với cử tri của họ; ở nhiều bang được các công tố viên và thẩm phán xem xét chấp thuận, và họ là những công chức theo nhiệm kỳ.
Các bang miền Nam có một nền văn hóa vì danh dự lâu đời, với đặc tính trả thù chính đáng, và không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các vụ hành quyết tập trung ở các bang miền Nam chủ yếu là Texas, Georgia và Missouri (hay đúng hơn là một số quận hạt - county của các bang đó) Mỹ cũng đã và đang bị cuốn theo dòng chảy lịch sử và hình phạt t.ử h.ình đang dần bị bãi bỏ (với 61% ủng hộ vào năm 2015).
Năm 2016, sự ủng hộ của quần chúng cho án t.ử h.ình đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên sau gần 50 năm. Đến năm 2018, đã có thêm 7 bang bãi bỏ án t.ử h.ình trong thập kỉ qua, thêm 16 bang có lệnh hoãn án t.ử h.ình và 30 bang đã không x.ử t.ử bất kì ai trong vòng 5 năm. Ngay cả Texas chỉ x.ử t.ử 7 tù nhân năm 2016, so với con số 40 vào năm 2020. Có rất nhiều lý do khiến nước Mỹ dần không còn ủng hộ án t.ử h.ình, điển hình là:
Nguồn: Trích từ sách "Khai sáng thời hiện đại" của Steven Pinker