Ong bắp cày được xem là thiên địch của loài ong mật, chúng ngắt đầu ông mật và chỉ ăn lấy nội tạng bên trong. Một con ong bắp cày lớn có thể ngắt đầu 20 con ong mật chỉ trong vòng một phút, một nhóm nhỏ ong bắp cày có thể xoá sổ cả đàn 30000 con ong mật chỉ trong vòng một tiếng ruỡi đồng hồ, vì thế ong bắp cày chính là mối ngại lo rất lớn với các hộ nuôi ong lấy mật cũng như sự ổn định hệ sinh thái của loại ong mật.
Gần đây, sự du nhập của những con ong bắp cày châu Á (Vespa mandarinia) vào Bắc Mỹ đã đe doạ đến quần thể ong mật bản địa ở nơi đây. Dựa trên các báo cáo của nông dân nuôi ong ở Hoa Kì cho hay, sự 'thiếu phòng bị' trước loài ong bắp cày ngoại lai này đã khiến những bầy ong mật bị tổn hại hết sức nặng nề.
Vì thế, các nhà nghiên cứu đã tiếng hành một chuyến thị sát ngược về châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Viễn Đông - góc gác của loài ong bắp cày kể trên để "xem xét họ (những con ong mật ở đó) làm như thế nào". Và Nhật Bản và Việt Nam là hai địa điểm tiêu biểu được tìm đến. Ở Nhật Bản, những con ong mật chọn cách tấn công 'cảm tử' với sự tấn công của ong bắp cày.
Bằng cách tích cực đập cánh và vận động bó cơ ở ngực, những con ong mật Nhật Bản đã tích lũy một lượng nhiệt ở phần ngực. Sau đó, vài chục con ong được chọn sẽ bay tới bâu chặt vào một con ong bắp cày thành thế "quả bóng ong", giết chết con ong bắp cày bằng nhiệt độ hoặc gây ra thiếu oxy. Trong khi đó, những con ong Việt Nam lại chọn phòng thủ hơn cách tấn công.
Cái phải kể đến ở đây là cơ chế phòng thủ của ong mật Việt Nam lại vô cùng thú vị, khiến các nhà nghiên cứu phải đặt biệt lưu ý tới. Trước hết, phải nói đến cách ong bắp cày tấn công tổ ong mật: sẽ có những đợt trinh sát đơn lẻ trước của vài con ong bắp cày, chúng sẽ tiết ra các tin tức tố ở trên tổ ong mật để làm dấu cho cuộc tấn công hội đồng sau đó.
Thích ứng với điều đó, ở loài ong mật ở Việt Nam, khi có sự có mặt vãng lai của ong bắp cày gần tổ của mình, các con ong mật bên ngoài sẽ tạo ra những rung động không khí có thể nghe được, những tiếng *bíp* (piping signals) cộng hưởng. Những tiếng *bíp* này là một loại tính hiệu dừng, nhờ đó, cả tổ ong mật sẽ án binh bất động trong thời gian ngắn khi con ong bắp cày đi qua.
Thế nhưng, nếu con ong bắp cày thành công đánh dấu vào lãnh thổ, lũ ông mật Việt Nam sẽ chuyển qua bước thứ hai để đối phó với sự đổ bộ sắp tới của binh đoàn ong bắp cày: Dùng vũ khí hoá học - Phân động vật. Cụ thể, những con ong mật sẽ thu thập phân gia súc ở xung quanh và nhét vào lối ra vào cũng như thả quanh tổ ong.
Nghiên cứu cho thấy, sử dụng cách này, mùi vị của tin tức tố mà ong bắp cày để lại sẽ bị phân tán và sai lệch đi, đồng thời nếu ong bắp cày có đến tổ đi chăng nữa, chúng cũng sẽ khó chịu và không thể gặm ra lối vào tổ để tấn công bầy ông mật, nhờ thế lũ ong được an toàn. Nhóm nghiên cứu cảm thấy thú vị trước cơ chế phòng vệ này của ong mật Việt Nam, hiện nghiên cứu đang bị gián đoạn vì tình hình COVID-19, họ hi vọng có đại dịch sớm kết thúc để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về cơ chế này.
Nguồn: Genk