Tìm hiểu về lịch sử quân đội Chăm Pa (P3)

Giữa lúc này thì nội bộ chính trường Chăm Pa cũng lục đục do sự tranh đấu quyền lực giữa 2 miền Nam – Bắc Khoảng năm 1145, quân Angkor tràn sang đánh và chiếm cứ Champa...

Sau khi trung tâm quyền lực chuyển về xứ Vijaya thì Chăm Pa cùng Đại Cồ Việt (từ năm 1054 thì đổi sang quốc hiệu Đại Việt) và đế quốc Khmer hình thành mối quan hệ tay 3 khi hòa khi chiến, chủ yếu là chiến sự thường xuyên nổ ra giữa người Chăm và người Việt hoặc người Chăm với người Khmer. Song cũng nhiều lúc thì người Khmer cũng phát sinh xung đột với người Việt. Giữa lúc này thì nội bộ chính trường Chăm Pa cũng lục đục do sự tranh đấu quyền lực giữa 2 miền Nam – Bắc. Khoảng năm 1145, quân Angkor tràn sang đánh và chiếm cứ Champa, vương triều của thành Vijaya tiêu vong Trong cơn binh lửa, quyền lực lại chuyển về phía nam vào tay xứ Panduranga.

Khoảng năm 1149-1150, vua Champa Harivarman Đệ Nhất tiến hành cuộc nội chiến chống lại anh rể kiêm đối thủ Vamcaraja (Ung Minh Ta Điệp) vốn được sự ủng hộ của các đồng bào Tây Nguyên như người Mleccha, Mada. Vì người Chăm gọi chung là người Thượng là Kirata nên sử gọi đây là loạn Kirata. Quân đội Champa đánh bại các chiến binh Tây Nguyên ở nhiều trận. Như tại trận làng Slây khiến Ung Minh Ta Điệp kế cùng chạy sang mượn quân nhà Lý Đại việt về giúp sức nhưng vẫn thua. Các đời vua Panduranga sau đó kế tiếp nhau cho tới năm 1167 khi vua Jaya Indravarman Đệ Tứ lên phát dương quang đại và đưa cái tên Champa lên bản đồ thế giới với đại thắng tại trận thủy chiến trên sóng nước Tonle Sap.

Năm 1177 Vua Jaya Indravarman Đệ Tứ, nổi danh hơn là Po Klaong Garai theo truyền thuyết là tên lúc nhỏ là Jatol do có thiên mệnh nên được vua Nuhol của tiểu quốc Aiaru ở Phú Yên gả con gái là Thakol. Sau khi vua Jaya Harivarman Đệ Nhị băng hà tại kinh thành Bal Sri Banoy (Thị Nại) năm 1167 thì quần thần đón về tôn làm quốc chủ. Vua Po Klaong Garai sau khi lên ngôi đã dùng lễ đuổi quân Khmer của tướng Hakral đang trú đóng ở vùng Balhul thuộc Panduranga thông qua việc chiến thắng thử thách cuộc thi xây tháp nhanh. Sau khi tiễn hết quân Khmer về nước thì vua Po Klaong Gatrai lợi dụng tình thế triều đình Angkor đang xảy ra bất ổn, kèn cựa, tranh giành hoàng vị mà xây dựng kinh tế và đội quân mạnh rồi 2 lần phát đại quân tiến đánh Angkor.

Trong 2 lần tiến đánh Angkor theo sử thì lần 1 với hàng ngàn cỗ xe có lẽ do lưỡng bại câu thương, ảnh hưởng đến chiến sự nên vua Po Klong Garai đã phát động cuộc hành binh bằng ngả đường thủy, ngược dòng Mekong, vào Biển hồ Tonle Sap, âm thầm áp sát kinh thành Angkor của người Khmer. Khi người Khmer phát hiện ra được quân champa động binh thì đã muộn. Người Khmer vội vã tập hợp hạm đội do vua Tribhuvanadityavarman cùng vương tử thành Vijaya thù địch là Vidyanandana ra nghênh chiến với hạm đội Champa đang áp sát gần thành. Hạm đội Champa do vua Po Klong Garai chỉ huy nhanh chóng giành thắng lợi, đánh bại quân Khmer cũng như giết vua Tribhuvanadityavarman và tạm thời cướp phá, đồn trú trên đất Angkor cho tới khi họ bị suy yếu do phải chiến đấu xa nhà.

Nắm được cơ hội này, quốc chủ mới của Angkor là Jayavarman Đệ Thất đem quân nổi dậy, tái chiếm lãnh thổ cũng như đem quân ủng lập ứng viên cho ngai vàng Champa của mình là Vidyanandana về nước. Lực lượng quân Khmer nhân cơ hội vua Po Klong Garai đang mải lo tập trung phát triển kinh tế, khôi phục sản xuất sau chiến tranh mà giành thắng lợi cũng như đưa Vidyanandana lên ngôi quốc chủ Champa. Tuy nhiên Vidyanandana sau khi đánh bại và khiến cho Jaya Indravarman Đệ Tứ bị đế quốc Angkor bắt làm tù binh đã tìm cách ly khai khiến cho Angkor phải thả Jaya Indravarman Đệ Tứ về để làm đối trọng kìm hãm song âm mưu của người Khmer bị thất bại.

Quân khmer sau đó kéo sang tấn công, đánh bại Champa cũng như đô hộ xứ này cho tới khi vua Jaya Paramesvaravarman Đệ Nhị đem binh đánh đuổi người Khmer giành lại độc lập. Giữa lúc người Chăm đang khôi phục lại kinh tế bị ảnh hưởng bởi chiến tranh với Khmer thì năm 1283, hạm đội nhà Nguyên gồm 1000 thuyền với 200,000 quân do Toa Đô (Sugetu) chỉ huy kéo sang xâm lược trong 1 phần âm mưu lớn hơn là cô lập và giáp công Đại Việt từ nhiều phía. Trước thế mạnh quân Nguyên, vua Champa là Indravarman Đệ Ngũ cùng con trai là Chế Mân a.k.a Sri Harijit Po Devada Svor (sau là Jaya Simhavarman Đệ Tam) cùng rút lên rừng núi liên hợp với người Thượng.

Kháng chiến khiến quân Nguyên đuổi theo gặp nhiều tổn thất cũng như buộc Toa Đô phải cho quân co cụm lại làm đồn điền ở ven biển. Để rồi tới năm 1285 thì lên Bắc hội quân với Thoát Hoan (Toghan) và tử trận trên chiến trường Đại Việt. Sau khi cùng giành thắng lợi với người Việt trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, Chăm Pa đã kết hữu hảo khi thượng hoàng Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa (vương hiệu hoàng hậu Chăm là Paramecvari) cho vua Chế Mân (vua còn có 1 hoàng hậu người Java là Tapasi) với sính lễ của người Chăm là 2 châu Ô, Lý (khu vực Quảng Nam tới Quảng Bình).

Tuy nhiên, hạnh phúc của cuộc hôn nhân này không bền lâu khi công chúa Huyền Trân vừa sinh hạ xong hoàng tử thì vua Chế Mân qua đời. Triều đình nhà Trần vì khiếp hãi trước phong tục tự thiêu trên giàn hỏa của hoàng hậu (Sati) của Bà La Môn giáo mà cho Trần Khắc Chung mượn cớ viếng tang sang lén đón công chúa về. Sự hiểu lầm tai hại và không rõ đầu cua tai nheo của tục Sati này dẫn đến các vua Chăm sau đời vua Chế Mân coi là quốc sỉ và động binh với đại Việt nhằm để thu hồi của hồi môn là 2 châu Ô Lý về Sati. Tuy đúng là tục người vợ của các chiến binh (Rajah, Kshaktria) phải tự mình lên giàn hỏa để chết theo chồng ở quy mô cá nhân hoặc quy mô tập thế (Jauhar).

Song ở Chăm Pa thì không phải hoàng hậu nào hễ muốn tử tiết thì là có thể tử tiết ngay và luôn như các liệt nữ bên văn hóa Nho giáo đồng văn hay bên Ấn Độ cùng thời hay làm theo ý mình. Mà việc muốn tiến hành nghi thức tự thiêu Sati còn phải qua sự hội ý của các đại thần cùng người kế vị là kế vương (Yuravaja) cùng các tu sỹ tăng lữ và hội đúng điều kiện thì mới được chuẩn ý cho làm. Sự căng thẳng giữa Chăm Pa và Đại Việt lên đỉnh điểm khi Zainal Abidin lên kế vị với vương hiệu Chế Bồng Nga a.k.a Po Binasuor, Po Bhinethuor, R’căm B’nga. Quân đội Chăm Pa dưới sự chỉ huy của vua Chế Bồng Nga tài ba đã nhiều lần làm cho quân đội nhà Trần điêu đứng với 4 lần đánh vào Thăng long.

Cùng 1 lần phục kích giết chết vua Trần Duệ Tông tại thành Đồ Bàn vào năm 1377. Năm 1390, trong trận thủy chiến sông Hải Triều thì quân Trần do tướng Trần Khát Chân chỉ huy với sự chỉ điểm của hàng tướng người Chăm là Ba Lậu Kê đã bắn chết vua Chế Bồng Nga. Thuộc tướng vua Chăm là La Ngai (Ko Ceng) đã thu thập tàn quân về nước để giành ngôi. Trong khi người Việt đang bị quân Minh đánh bại và đô hộ thì quân Chăm Pa chủ yếu bắc tiến thu lại các vùng đất đã mất khi trước rồi lại quay về nam giao tranh với người Khmer. Tận dụng đế quốc Angkor cũng đang bầm mình bầm mẩy với người Thái mới nổi, quân đội Chăm đã nhanh chóng nam tiến vào lãnh thổ người Khmer và chiếm được thành trì Nagara Brah Kanda (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) và duy trì cho tới khi họ bị người Khmer mượn tay quân đánh thuê Tây Ban Nha đến đuổi đi. Còn tiếp...

Nguồn: Thuan Dang Nguyen - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay