Vai trò này của họ vẫn còn tiếp tục mãi tới thời sau khi thái tử Harijit Chế Mân trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên đã rút lên vùng Tây Nguyên. Tập hợp nhân lực người Thượng liên thủ cùng quân đội dưới trướng để kháng chiến hay các vua như Po Rome cũng có gốc gác là người Churu. Trong 1 lần sang vùng của người Ê đê đã dạm hỏi con gái tù trưởng Ê Đê…hoặc các viên tướng Hồi Giáo dưới trướng vua Po Rome. Về sau đã rút về ở ẩn ở trong các khu vực của người Raglai cũng cho thấy tính đa dân tộc. Và vai trò của các cộng đồng người Tây Nguyên trong khối liên bang Chăm Pa.
Ngoài ra theo Rừng Người Thượng của Henry Maitre trong cuộc nổi dậy Ja Thak Wa (1834-1835) thì có không ít sự tham gia của những đồng bào Tây Nguyên mà tổ tiên họ từng 1 thời phụng sự các vua chúa Chăm Pa. Chính các vua nhà Nguyễn cũng biết rõ điều này nên đã thi hành chính sách cộng cư da beo cũng như dồn đẩy các palei (làng) Chăm vào các khu vực chỉ định dành riêng cho họ. Cũng như di dân từ vùng khác tới định cư nhằm chặt đứt mối quan hệ cộng sinh giữa người Chăm ở đồng bằng và các nhóm người Thượng ở Tây Nguyên. Nhằm chấm dứt triệt để sự trợ giúp của người Thượng với sự tồn vong của vương quốc Champa.
Thành phần quân đội Chăm Pa gồm đủ cả bộ binh, kỵ binh, tượng binh và cả hải quân Quy mô quân số Lâm Ấp Chăm Pa thường là vài vạn. Thường là 40,000 -50,000 người với tổ chức đơn vị là các nhóm chiến đấu 5 người và nếu như trong nhóm có 1 đồng đội đào ngũ thì 4 người còn lại sẽ bị tử hình. Hiệu lệnh hành quân của quân đội Chăm Pa là tù và với trống và khi bước vào trận chiến thì các hiệu lệnh tấn công là tiếng trống trận. Tại sa trường, đội hình chiến đấu cơ bản của quân đội là gồm mỗi 1 chiến tượng sẽ được sự hỗ trợ của 5 kỵ binh cùng 30 lính bộ binh. Được chia làm 2 nhóm gồm 15 người ở phía trước và 15 người còn lại ở phía sau.
Quân đội Chăm Pa được trang bị cung tên, nỏ, thương, lao và khiên mộc, dao găm... Thương hay lao của chiến binh Chăm Pa được làm từ gỗ củi Ngoài ra thì các binh sỹ Chăm Pa cũng có thể sở hữu cả dao găm Kris dài từ 15 tới 50cm. Bên cạnh các vũ khí cận chiến thì các binh sỹ Chăm cũng sử dụng các vũ khí tầm xa như cung tên làm bằng tre hoặc là nỏ có mũi tẩm thuốc độc. Về giáp trụ thì các binh sỹ Champa sử dụng giáp trụ đan bằng các tấm mây. Bên cạnh bộ binh thì tượng binh là 1 trong các binh chủng xuất hiện từ lâu đời và có quan trọng trong quân đội Chăm Pa. Ước tính quân số voi chiến của Chăm Pa là khoảng 1000 con.
Trong khi theo Odoric de Pordenone, người từng đến thăm các thành phố Champa vào thế kỷ 14 thì số voi chiến Champa lên tới 14,000 con. Tượng binh Chăm trang bị gần giống loại của quân Chân Lạp khi trên lưng voi có đặt bành và lọng che làm nơi ngồi của cấp chỉ huy. Một thớt voi chiến Chăm Pa gồm có quản tượng mặc quân phục như bộ binh cùng với binh sỹ chiến đấu được trang bị mũi lao sắt và cung tên. Voi chiến được sử dụng trong quân đội Chăm Pa như công cụ xung kích, phá vỡ hàng ngũ kẻ thù. Trong 1 số trận như cuộc chiến với quân Tống thời Nam Bắc Triều Trung Quốc năm 446 thì vua Phạm Dương Mại Đệ Nhị của Lâm Ấp thậm chí đã cho triển khai voi bọc giáp (Thiết tượng) nhằm đẩy lùi quân Lưu Tống.
Song do voi chiến còn xanh và non nên khi gặp người Tống cho triển khai ngựa đội lốt hình nộm sư tử thì đội thiết tượng lại tỏ ra sợ hãi và quay đầu lại bỏ chạy, dày xéo lên quân nhà làm trận ấy quân Lâm Ấp thua thảm. Trong số các lực lượng chiến đấu trên bộ thì lực lượng kỵ binh là góp mặt muộn nhất trong quân đội Champa. Thời điểm xuất hiện của kỵ binh trong quân Chăm là vào năm 1171 khi vua Chăm bấy giờ là Jaya Indravarman Đệ Tứ được binh sỹ Tống triều đào ngũ bị đắm tàu và dạt vào bờ biển Chăm Pa dạy cho kỹ thuật sử dụng ngựa chiến, chiến thuật kỵ binh cũng như kỹ thuật kỵ xạ.
Tuy nhiên do ngựa nội địa không đáp ứng được yêu cầu nên vua Jaya Indravarman Đệ Tứ sai người sang đảo Hải Nam để mua ngựa. Ban đầu thì họ bị người dân địa phương từ chối song sau khi người Chăm điên tiết lên, cướp bóc, bắt bớ mọi người thì dân địa phương mới đồng ý bán ngựa và thế là bộ phận kỵ binh Chăm Pa được hình thành từ lúc đó. Sau này khi vua Tống biết chuyện và thiết lập lệnh cấm xuất khẩu ngựa chiến thì người Chăm cũng đã xoay xở được 1 ít kỵ binh. Khi vua Chăm Pa là Bàn La Trà Toàn tấn công ra Hóa Châu năm 1470 thì có 1 bộ phận không nhỏ quân Chăm trong đợt tiến công là kỵ binh.
Bên cạnh đó thì trong lần thứ nhất hành quân kéo sang lãnh thổ đế quốc Khmer mà theo 1 số nguồn như Cao Miên sử thì quân số lên tới hàng ngàn cỗ xe. Có thể đây chính là những đoàn xe thồ do súc vật như trâu bò kéo dùng để vận tải quân nhu, quân trang, quân dụng cũng như là vận chuyển luôn cả các binh sỹ ra trận. Trong quân đội Chăm Pa, không thể không kể đến hạm đội thủy quân hùng mạnh của vương quốc Chăm Pa. Công cụ để đưa Chăm Pa lên đỉnh cao thịnh vượng và quyền lực. Dù ngày nay, nhìn trên bản đồ thì 22 làng Chăm ở Ninh Thuận và 22 làng Chăm ở Bình Thuận đều nằm sâu trong nội địa, cách biển ít nhất cũng vài cây số.
Cá biệt như palei Pacam (Lạc Tánh) 73 miệt Tánh Linh là sâu trong vùng sơn địa núi non hơn là miền đồng bằng ven biển song tất cả những gì hôm nay. Chúng ta thấy là do chính sách của vua chúa người Việt trong quá trình đàn áp các cuộc khởi nghĩa của người Chăm như Ja Lidong, Katip Sumat hay Ja Thak Wa thông qua cách di dời làng mạc người Chăm vào nội địa, cô lập và ngăn cản họ có thể nhận được sự viện trợ từ lân bang. Song sự thật là người Chăm xưa là những thủy thủ tài ba và cự phách được chứng minh qua các văn bản sử thi của họ về thời kỳ quá khứ huy hoàng, tung hoành trên những ngọn sóng như Sử thi Po Riyak (Thần Sóng, Riyak nghĩa là sóng).
Thương thuyền người Chăm xưa đã từng rong ruổi đến không chỉ phía Bắc tới các cảng thị Trung Hoa mà phía nam còn ra tới các đảo thuộc vùng Đông Nam Á hải đảo (Nusantara). Vào giai đoạn đầu thế kỷ 16, dù nước nhà đang chịu sức ép từ trò Nam tiến của người Việt thì vua Chăm thậm chí đã phái 1 hạm đội đang chi viện cho xứ Malacca khi Hồi quốc này đang bị quân đội Bồ Đào Nha xâm lược và áp đảo. Bên cạnh các thương thuyền chở đầy ắp sản vật thì bên cạnh các hải tặc người Trung Quốc, Nhật, Chà Và thì có lẽ cũng xuất hiện thành phần cướp biển người Chăm trong số các nhóm hải tặc từng rong ruổi trên vùng Biển Đông.
Nguồn: Thuan Dang Nguyen - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử