Thuyền đi biển Champa theo các thư tịch Trung Quốc được gộp chung với nhóm các thuyền vùng Đông Nam Á ven biển – hải đảo với tên gọi chung cho nhóm này là thuyền Côn Luân. Thuyền Phiên hay thuyền Man Di như Trong Lãnh biểu lục dị của Lưu Hú thời Đường có miêu tả thuyền buôn Côn luân là loại thuyền khong đóng bằng đinh sắt. Mà chỉ dùng sợi dây quang lang để cột như chất keo từ cây cau vốn có tính chất là sẽ cứng lại khi khô cũng như sơn (sơn đây là sơn mài) để trám.
Điều này cũng được xác nhận lại trong sách Nhất Thiết Kinh âm nghĩa của sư Huệ Lâm là thuyền không dùng đinh mà chỉ dùng xơ dừa để cột và nhựa cau để tram. Trong mục Thực Hóa Chí của Tống sử thì thuyền còn được phân ra làm nhiều loại là độc tường bạc là thuyền lớn nhất, tiếp là ngưu đầu bạc (thuyền đầu bò) có tải trọng bằng 1/3 độc tường bạc. Và tam mộc bạc thì có tải trọng chỉ bằng 1/3 của ngưu đầu bạc. Ngoài ra Chu Khứ Phi còn miêu tả loại thuyền lớn hơn có thể chở cả trăm hoặc ngàn người, tải trọng lên tới vạn hộc (1 hộc bằng 0,1 lít,, thời Pháp thuộc thì trọng lượng 1 hộc tương đương 1 tạ).
Đà lái dài 3 trượng (khoảng 10m) có thể đi được vài vạn dặm Bên cạnh tàu vận tải, thuyền buôn thì theo Chư Phiên Chí thì người Chăm còn đóng cả thuyền đua với hình dáng của thuyền độc mộc có đầu mũi dài, thuôn nhọn, kích cao về phía trước, có lòng hẹp, thân thon dài về phía sau, dễ lướt nhanh lại ít bị nước cản. Ngoài các loại thuyền trên thì chiến thuyền Chăm Pa gồm nhiều loại là thuyền đi sông, thuyền đi biển hoặc loại lưỡng hợp cả 2.
Thuyền chiến Chăm Pa thì gọn nhẹ và dù không hề lớn song lại có tải trọng vừa phải khi có thể chở được hàng chục binh sỹ, dễ dàng lướt nhanh cũng như xoay chuyển dễ dàng khi xông trận. Các tay chèo của chiến thuyền Chăm được gắn xuyên qua lỗ giữa tâm của các tấm khiên dài, và có dạng lưới mắt cáo bằng mây được gắn trên thuyền với tác dụng bảo vệ người trên thuyền. Trên các thuyền chiến có trang bị móc cặp mạn tàu có chiều dài từ 5 tới 6,5m dùng để ném từ mũi tàu qua mạn tàu đối phương rồi liên kết 2 tàu lại thành 1 sàn đấu giáp lá cà của thủy quân.
Ngoài giáp lá cà trên sông thì chiến thuyền Champa cũng được trang bị 1 phần đầu gỗ lưỡi nhọn và hơi cong ngược lên dưới tàu có tác dụng như các súc gỗ đâm thủng mạn hay đuôi tàu địch để đánh đắm kẻ thù nếu như không thích hỗn chiến trên sông nước. Ngoài ra thì một số người Chăm thông thạo binh pháp như Chế Bồng Nga còn dùng cả chiến thuật đắp đập xả lũ nhằm sử dụng sức nươcs tấn công hạm đội kẻ thù. Bên cạnh dùng để thủy chiến thì người Chăm còn sử dụng thủy quân như là phương tiện chuyển quân nhanh gọn cũng như là lực lượng hỗ trợ bộ binh khi cần.
Ngoài các thuyền chiến nhẹ thì hạm đội thuyền chiến Chiêm Thành cũng sở hữu cả thuyền lớn có trang bị tháp pháo. Quy mô hạm đội hải quân của người Chăm là khá lớn với quy mô lên tới vài trăm thuyền trong 1 số chiến dịch. Như năm 431, vua Phạm Dương Mại 2 lần cho thủy quân vào cướp Cửu Đức với hạm đội trước có hơn 100 thuyền cùng hạm đội sau do vua thân chinh đi tiếp ứng lên tới 300 chiếc. Bên cạnh tấn công thì người Chăm còn là những thợ xây dựng bậc thầy với những công trình thành quách phòng thủ bằng gạch nung, bằng đá hay đất sét kiên cố vững chắc.
Các thành được miêu tả là có kích thước khá lớn với chiều dài theo hướng Đông Tây, chiều rộng hướng nam – bắc, chu vi 8 dặm 7 bộ (1 dặm tương đương 1 lý = 550m, 1 bộ tương đương 1,66m), cao 2 trượng ( 1 trượng tương đương 3,33m) với tường có lỗ châu mai hình vuông và cổng thành bằng gạch, trên tường có lát ván, trên mặt vác thì xây thang gác trong khi trên thang gác là phòng ốc và tên nữa là lầu cao… Sau nhiều thế kỷ tồn tại và tranh hùng, Chăm Pa bước vào giai đoạn tàn lụi khi bị mất dần lãnh thổ trong khi dân cư nơi đó hoặc bị đồng hóa hoặc di cư đi nơi khác.
Sau khi tái lập Thuận Thành Trấn, 1 bộ phận người Chăm di cư ra hải ngoại như Campuchia hay Mã Lai hoặc ra đảo Hải Nam (người Utsul). Những người Chăm di cư qua Campuchia trở thành những lính đánh thuê người Hồi và ủng hộ vua Nặc Ông Chân (Ponhea Chan) của Cao Miên khi vị vua này trở thành vị vua Hồi giáo duy nhất trong lịch sử Campuchia. Tất nhiên việc vua theo Đạo Hồi và ưu đãi những người Chăm, Chà Và theo đạo Hồi đã làm người Khmer bản địa oán giận và họ đã mượn tay chúa Nguyễn hạ bệ vua Ponhea Chan.
Ngoài ra trong các cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và Cao Miên, người Chăm cũng đóng góp sức mình ở cả 2 phe. Như trường hợp 1 nữ sứ xinh đẹp Cao Miên gốc Chăm là Chiêm Dao Luật (Chiêm Dao Tân) chỉ với lời lẽ sắc bén và tuyệt kỹ “Mỹ nhân kế” của mình đã vô hiệu hóa trước sau 2 vị tướng sừng sỏ của chúa nguyễn cầm binh tiến đánh Cao Miên là Mai Vạn Long và Nguyễn Hữu Hào. Ngoài ra thì 1 bộ phận dân Chăm a.k.a Côn Man mà Nguyễn Cư Trinh mang về sau khi giải vây khỏi đại quân Cao Miên truy kích ở Vo Ta An.
Do bởi thái độ phân biệt, kỳ thị của Cao Miên thời sau vua Ponhea Chan đối với việc người Chăm ủng hộ các hành động của vua Ponhea Chan đã được tái định cu ở khu vực biên giới Châu Đốc An Giang đã tạo thành cốt lõi Chăm Islam Nam Bộ sau này. Còn về bộ phận dân Chăm ở đất tổ miền Trung thì vướng vào cuộc chiến giữa Tây Sơn với họ Nguyễn. Sau khi phe Nguyễn Ánh thắng lợi, Nguyên Ánh phong ứng viên mình làm vua Thuận Thành Trấn, duy trì thể chế tự trị ở đây dưới quyền quản lý giám sát của tổng trấn Gia Định.
Mỗi khi vua triều đình Huế cần gì thì vua Chăm ở Thuận Thành Trấn sẽ chi trả bằng hiện vật như gỗ, lúa mà vua nhà Nguyễn cần. Sự bất mãn về sức ép ngày càng tăng của vua nhà Nguyễn đối với Thuận Thành Trấn dẫn đến các cuộc nổi dậy của người Churu ở Phố Chăm. Năm 1809, khởi nghĩa Ja Lidong và phong trào Thánh chiến Katip Sumat. Năm 1832, Minh Mạng bãi bỏ thể chế tự trị Thuận Thành Trấn, dẫn đến khởi nghĩa Ja Thak Wa. Năm 1835, sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Ja Thak Wa thì Thuận Thành trấn bị bãi bỏ, vua cuối của Thuận Thành Trấn là Po Phak The (Phó Thừa hay Nguyễn Văn Thừa) bị Minh Mạng giết. Chăm Pa – quốc gia, lãnh thổ của người Chăm sau hơn 15 thế kỷ tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau tới đây thì chấm dứt.
Nguồn: Thuan Dang Nguyen - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử