Tìm hiểu về lịch sử quân đội Chăm Pa (P1)

Chăm Pa a.k.a Chiêm Thành, Campanagara (Nagara: xứ sở; Campanagara: Xứ sở Chăm Pa) và Lâm Ấp trước thế kỷ thứ 8 là tên tập hợp liên bang các tiểu quốc của...

Chăm Pa a.k.a Chiêm Thành, Campanagara (Nagara: xứ sở; Campanagara: Xứ sở Chăm Pa) và Lâm Ấp trước thế kỷ thứ 8 là tên tập hợp liên bang các tiểu quốc của đồng bào Chăm được thành lập và tồn tại trên dải đất miền Trung từ phía Nam hoành Sơn trở vào tới khu vực Bình Thuận từ năm 192 cho tới khi người Chăm hoàn toàn bị bàn tay độc tài của minh Mạng xóa bỏ hẳn quy chế tự trị của Thuận Thành Trấn năm 1832 cũng như sự đàn áp thẳng tay người Chăm trong cuộc khởi nghĩa Ja Thak Wa nổ ra sau đó (1834-1835). Kết cục là dẫn đến việc người Chăm bị đàn áp nặng nề Lãnh thổ miền Trung Việt Nam từ khoảng thời gian trước Công Nguyên đã có những cư dân thuộc văn hóa Sa Huỳnh nói ngữ hệ Mã Lai Nam Đảo sinh sống.

Những đợt di cư của các nhóm tới sau đẩy dần các nhóm tới trước lên vùng Tây Nguyên Vào những năm đầu Công Nguyên thì trên lãnh thổ Việt Nam hình thành 3 cộng đồng chính là người Việt thuộc ngữ chi Việt Mường ở phía bắc, người chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai – Nam Đảo ở miền Trung và khu vực Nam Bộ thuộc Phù Nam Người Chăm. Trong các thư tịch cổ được chép lại gồm 2 thị tộc chính là thị tộc Dừa (Narikelavamka) ở phía Bắc và thị tộc Cau (Kraukavamka) ở phía Nam Đây là 2 nhóm quan trọng hình thành nên nhà nước liên bang Chăm Pa về sau cũng như là mối mâu thuẫn truyền kiếp dẫn đến sự hưng suy của vương quốc Chăm Pa Sau khi tướng Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng năm 43.

Và tái lập nền đô hộ lên đất Âu Lạc xưa thì bộ phận người Chăm ở phía Bắc cũng bị nằm dưới ách đô hộ của quân Hán Vùng đất người Chăm bị nhà Hán đô hộ, đặt huyện Tượng Lâm ở phía nam sông Gianh, Hoành Sơn trở vào thuộc châu quận Nhật Nam Tượng Lâm là châu quận xa nhất và thường xuyên xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa chính quyền với người bản địa khi khu vực này có khá nhiều bộ tộc không thần phục Hán triều được Hán triều gọi là rợ Khu Liên (trùng tên với vua Khu Liên, Sri Mara lãnh đạo người Chăm giành độc lập về sau). Chiến sự giữa người bản địa và quân Hán đồn trú tiếp tục xảy ra như cơm bữa ở các khu vực Nhật Nam - Tượng Lâm cho đến tận năm 184 khi 3 anh em họ Trương là Trương Giác, Trương Bảo và Trương Lương ở Cự Lộc lãnh đạo giáo đồ Thái Bình đạo.

Thành lập lực lượng Khăn Vàng và đứng lên nổi dậy chống lại Hán đình Cuộc nổi dậy của quân Khăn Vàng cũng như các cuộc nổi loạn của người Khương ở Tây Lương và vô số các cuộc khởi nghĩa khác cũng như các cuộc đấu đá nội bộ giữa sỹ phu với hoạn quan, nạn tham nhũng đã làm cho Hán đình bước vào con đường tàn vong Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm đứng lên đánh đuổi người Hán và thành lập nên nhà nước riêng của người Chăm, sử gọi là Lâm Ấp Lãnh thổ Lâm Ấp ban đầu được xác định là tương đương vùng Tượng Lâm cũ tức là từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.

Cương giới phía Nam của Lâm Ấp có thể không xác định được d nhiều nguồn tài liệu khác nhau đưa ra chỉ dẫn khác nhau song có thể đoán định là ở vòng vòng khoảng khu vực Đèo Cả trở ra, không thể xa hơn về phía nam vì từ khu Phú Khánh trở vào thuộc địa bàn Panduranga nhóm thị tộc Cau phía nam Sở dĩ cho là cương giới như vậy bởi vì dựa trên việc 2 nhóm Nam Chăm (thị tộc Cau) và Bắc Chăm (thị tộc Dừa) có 2 khu Thánh địa khác nhau trong suốt quãng thời gian tồn tại cũng như tranh giành quyền lãnh đạo liên bang Chăm Pa giữa 2 nhóm Nam Chăm và Bắc Chăm Nhóm phía Nam có thánh địa thờ Yang Po Inư Nagar (Bà Mẹ xứ sở; người Việt gọi là Thiên Y A Na) ) ở tại thành phố Nha Trang.

Mà ngày nay mỗi dịp Rija Nưgar (ngày lễ xứ sở; lễ mừng năm mới) vào tháng 4 âm lịch (theo Chăm lịch là tháng 1; dao động trong khoảng thời gian trong cùng 1 tháng với các lễ té nước của người Thái, Lào hay Myanmar và Khmer cũng được tổ chức ăn mừng dịp đầu năm theo lịch của họ) vẫn được người Chăm hành hương lên tháp làm lễ hằng năm Trong khi đó thì nhóm phía Bắc cũng xây dựng khu Thánh địa quy mô riêng của mình ở Mỹ Sơn ( Thánh địa Hào quang) nhằm thờ thần tổ của Lâm Ấp Trong suốt thời kỳ tồn tại của mình thì Chăm Pa được tổ chức theo hệ thống liên bang mandala khi các tiểu quốc yếu hơn phải thần phục bá quyền của vua tiểu quốc mạnh hơn, chủ nhân của lọng trắng, còn nếu không phục thì tất sẽ phải dùng binh lực để so cơ.

Tùy vào từng thời kỳ mà Chăm Pa có số lượng tiểu quốc khác nhau song dao động khoảng 5-6 tiểu quốc chính là Indrapura ở Đồng Dương, Quảng Nam; Amaravarati ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Vijaya ở khu vực Bình Định, Aiaru ở Phú Yên, Kauthara ở Khánh Hòa cùng Panduranga ở Ninh Thuận – Bình Thuận Trở lại với Lâm Ấp thì Khu Liên sau không có con nên cháu ngoại là Phạm Hùng và con Phạm Hùng lên kế vị cho tới khi cháu Phạm Hùng bị nô bộc Phạm Văn người gốc Hoa ở Dương Châu đoạt vị Ngôi vị quốc chủ Lâm Ấp truyền sang dòng hậu duệ của Phạm Văn Phạm Văn cùng các hậu duệ đã ra sức mở rộng bờ cõi, chinh phục các tiểu quốc Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Đô Bộc...ở xung quanh cũng như Bắc tiến đánh vào các châu quận Thiên Triều ở bên kia sông Gianh.

Ngoài ra thì Phạm Văn với gốc gác ngoại quốc đã du nhập nhiều cái mới vào nhà nước Lâm Ấp non trẻ như tổ chức quân đội, xây dựng kinh đô, thành trì… Kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp đóng tại Kandapura (Điển Xung) ở xã Thủy Xuân thuộc Thừa Thiên Huế Ngoài ra thì để bảo vệ vùng đất cũ ở phía nam sông Gianh thì Lâm Ấp cũng xây thêm thành Khu Túc (Kurung) thuộc địa phận Cao Lao Hạ, Hạ Trạch, Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình) Quân đội Lâm Ấp do các vua chỉ huy nhiều lần giao chiến với quân Thiên triều Trung nguyên cũng như nhiều lần đánh ra tận Nhật Nam Sau trận thua năm 455, tình hình nội trị Lâm Ấp không được mấy sáng sủa khi vào năm 472 Phạm Đang Căng Thuần giết chết quốc chủ Lâm Ấp là Phạm Thần Thành để đoạt vị.

Theo các sách thì năm 472, 1 người Phù Nam là con hoặc quan của vua Phù Nam là Phạm Đang Căng Thuần đã giết vua Lâm Ấp để đoạt vị Sự kiện này và có thể gồm 1 phần các sự kiện rời rạc trước đó đã đưa vào cộng đồng Chăm bộ phận dân cư thị tộc Dừa ở vùng Panduraga, (Phan Rang a.k.a Bôn Đà Lãng), Kauthara Lãnh thổ thị tộc Dừa có thể trước đó từng bị chinh phục nhiều lần bởi các vua Lâm Ấp. Song về cơ bản và căn cứ theo Các tiểu quốc của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ của Nhà xuất bản Đại học quốc gia thì vùng Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận lúc này theo 1 số giả thuyết về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng và là thuộc hạt của khu thánh địa Cát Tiên của Phù Nam.

Nhìn theo căn cứ tổ chức tiểu quốc của 1 số quốc gia cổ theo Bà La Môn bấy giờ thì hầu như các tiểu quốc và trên mức đó là các vương quốc đều tổ chức cho mình 1 khu thánh địa đền đài. Tùy theo cấp độ là quy mô của riêng tiểu quốc hay của 1 nhóm Dựa vào bản đồ các tháp Chăm đã từng và đang tồn tại cũng như khu vực bản đồ địa khu thì có thể thấy hầu như các tiểu quốc Chăm Pa cấu thành nên liên bang Chăm Pa đều có đặc điểm này điển hình như tiểu quốc Indrapura (Lôi Điện Thành; Indra là Sấm sét, Pura là thành) với lãnh thì có khu thánh địa phật viện Đồng Dương, Amavaravati thì có khu tháp Chánh Lộ là tối thiểu, Vijaya thì có khu tháp Bánh Ít – Cánh Tiên – Dương Long…, Phú Yên. Còn tiếp...

Nguồn: Thuan Dang Nguyen - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay