Tùy theo giai đoạn trong lịch sử Chăm Pa là tiểu quốc Aiaru thì cũng có khu Tháp Nhạn với tiểu quốc Kauthara thì sở hữu khu thánh địa thờ Yang Po Inư Nagar và tiểu quốc Panduranga Ninh Thuận – Bình Thuận thì có 1 loạt các đền tháp Po Klong Garai, Po Rome, Po Sah Inư… Theo Các tiểu quốc thuộc vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ thì lãnh thổ Phù Nam ở Nam Bộ đại để có thể chia ra làm 3 tiểu quốc lớn căn cứ theo sinh thái, kinh tế, hiện vật là tiểu quốc Na Phất Na (Naravaranagara) ở khu vực từ sông Tiền trở về nam tới tận mũi Cà Mau – là trung tâm đầu não chính của khối liên bang Mandala Phù Nam, tiểu quốc “chinh phục từ đầm lầy” là phong ấp của thái tử Gunarvarman.
Với 1 số khu di chỉ phế tích có quy mô như Gò Tháp ở Đồng Tháp Mười hay Gò Thành ở Tiền Giang có phạm vi trải dài từ sông Tiền lên sông Đồng Nai (1 số thành bang nhỏ có thể do các cháu hoàng tộc Phù Nam trấn giữ tồn tại mãi tới thời Chân Lạp như Adinintapura tức là TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn sau này). Và từ sông Đồng Nai lên phía bắc tới tận biên giới Lâm Ấp là thuộc xứ Cát Tiên gồm các tiểu quốc mà về sau này khi Phù Nam banh chành thì tan rã thành vô số tiểu quốc như tiểu quốc Mạ, tiểu quốc Lạt, Bà Lị, Thù Nại cũng như các tiểu quốc Panduranga của nhóm Chăm phía Nam Ngoài ra thì dựa vào vương vị của các đời quốc chủ Lâm Ấp – Chăm Pa.
Mà cũng có thể thấy có 1 số đặc điểm phân biệt giữa 2 nhóm Chăm Nam và bắc là ở cuối vương hiệu của các vị vua dòng phía Bắc thường là varman (vào thời Hoàn Vương và cả 1 số thời kỳ khi các vua thuộc Panduranga cai quản luôn lãnh thổ nhóm Chăm phía Bắc thì cũng để đuôi “varman” vào cuối vương hiệu). Trong khi từ sau năm 1477 khi Chăm Pa mất lãnh thổ phía Bắc vào tay người Việt thì các quốc chủ Champa Panduranga đều xưng Po (Ppo) trước tên hiệu của mình như Ppo Rome, Ppo Mưh Taha Khi Phạm Đang Căng Thuần cướp hoàng vị Lâm Ấp vào năm 472 thì khu vực các tiểu quốc ở phía Bắc của nhóm Cát Tiên của Phù Nam đã chuyển chủ từ Phù Nam sang Lâm Ấp.
Tuy nhiên thì triều đình Lâm Ấp cũng như thị tộc Dừa phía Bắc vẫn tồn tại sự phân biệt với nhóm phía Nam với gia nhập và sự phân biệt này đã dẫn đến sự đấu đá nội bộ trong nhiều thế kỷ. Sau các thất bại vào năm 602 trước sự tấn công của tướng, Tùy Lưu Phương thì kinh thành Điển Xung bị phá hủy buộc Lâm Ấp phải dời đô đến Simhapura (thành phố Sư Tử) ở làng Trà Kiệu thuộc Duy Xuyên, Quảng Nam và tồn tại mãi cho đến khi vua Lâm Ấp cùng các thành viên nam trong hoàng tộc Lâm Ấp của vương triều Gangaraja vào năm 654 khiến cho chính trường Lâm Ấp bị bất ổn trong nhiều năm với các vua kế tiếp của Lâm Ấp lần lượt dùng tới vũ lực để kế vị.
Sự suy tàn của Lâm Ấp kéo dài tới năm 757 khi vị vua xứ Bôn Đà Lãng (Panduranga) là Prithi Indravarman đã nổi lên lật đổ vua cuối cùng của Lâm Ấp là vua Bhadravarman Đệ Nhị và chuyển quyền lực chính trị về tay nhóm Nam Chăm Vương triều do vua Prithi Indravarman thành lập được sử gọi là Hoàn Vương (757-859). Vua Prityhi Indravarman 1 mặt cho xây đền thờ nữ thần tổ bằng gạch tại khu thánh địa đền Po Nagar. Ngoài ra thì từ thời Hoàn Vương. Các vua cũng bắt đầu trồng cây Kraik (cây vấp) vốn được xem là thần mộc che chở cho Đại Chăm quốc Thần mộc Kraik. Về sau đi vào sử thi Chăm với việc vua Po Rome (1627-1651) dưới sự mê hoặc của công nữ Ngọc Khoa, con gái chúa Nguyễn mà cho đốn đi thần mộc khiến cho vương triều tàn lụi, binh bại thân vong.
Sự giàu có của Hoàn Vương đi kèm với cái nhìn đố kỵ và thèm khác của nhiều lân bang Lần lượt các đợt tấn công và nổi dậy của giặc Chà Và (quân đội xứ Sailendra từ Java), quân đế quốc Khmer (Kur) mới thành lập cũng như các bộ lạc vùng Cao nguyên như Candra ở phía Bắc, Agni (Đông), Indra (Đông Bắc), Yama (Nam) và Yaksha là các bộ lạc người Thượng ở phía Nam trên đất của người Khmer. Cũng như việc Hoàn Vương bắc tiến đánh nhau với nhà Đường. Trong số các kẻ thù này thì nguy hiểm và lâu dài nhất chính là thế lực người Khmer của đế quốc Angkor. Năm 857, vua cuối cùng của Hoàn Vương mất, quyền lực chính trị của liên bang Champa lại chuyển vào tay vua Jaya Indravarman II của tiểu quốc Indrapura ở Đồng Dương.
Dù tên gọi Chăm Pa a.k.a Campa xuất hiện trên các bia ký trước đó của người Chăm. Song chính từ năm 857-859 trở đi quốc danh Chăm Pa/Chiêm Thành/Nagaracampa được ghi vào thư tịch của các quốc gia trong khu vực mãi cho tới khi Chăm Pa tiêu vong Quân đội Liên bang Champa dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của tiểu quốc Indrapura đã nhiều lần đánh bại quân Khmer ( Kur/Kvir trong tiếng Chăm). Và bành trướng tới tận vùng Đồng Nai Thượng cùng 2 tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri ở trên đất Campuchia ngày nay. Ngoài ra thì có lẽ vương triều Indrapura Đồng Dương cũng là vương triều duy nhất của Chăm Pa du nhập và sùng bái cả Phật giáo với phế tích Phật viện Đồng dương còn tồn tại đến ngày nay.
Bên cạnh thế lực mới nổi của người Khmer đế quốc Angkor thì Champa cũng phải đối phó với sữ trỗi dậy của người Việt ở phía Bắc sau khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ và Ngô Quyền đánh bại thủy quân Nam Hán tại trận địa cọc Bạch Đằng năm 938 để bảo vệ nền độc lập (bấy giờ còn dùng danh hiệu hành chính cũ của nhà Đường là Tĩnh Hải Quân) trước quân xâm lược phương Bắc. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944 thì người Việt bước vào giai đoạn nội chiến 12 sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh với bộ chúng kế thừa của sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) cùng sự phò tá của các tướng tài đã lần lượt thống nhất các sứ quân, lên ngôi vạn thống với tôn hiệu Đại thắng Minh Hoàng Đế a.k.a Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Trong số các sứ quân bị chinh phục có con cháu trong tông tộc họ Ngô của Ngô Quyền là Ngô Nhật Khánh được vua Đinh Tiên Hoàng thu phục, gả cho công chúa Song Ngô Nhật Khánh vẫn không phục, đào tẩu sang Chiêm quốc và khi nghe tin vua Đinh Tiên Hoàng cùng trưởng tử Đinh Liễn bị ám hại đã xin vua Chăm là Jaya Paramecvaravarman Đệ Nhất a.k.a Phê Mị Thuế cho mượn quân về phục quốc. Đoàn binh thuyền Chăm Pa hộ tống Ngô Nhật Khánh tiến vào 2 cửa biển Đại Ác a.k.a cửa bể Thần Phù (nay đã bị bồi lấp, nằm trên khu vực 2 huyện Nga Sơn của Thanh Hóa với Yên Mô Ninh Bình hiện nay) và cửa Tiểu Khang thì bị bão nhấn chìm gần hết chỉ còn vua Chăm cùng 1 số tàn quân thoát được.
Năm 981, quân Tống kéo sang xâm lược Đại Cồ Việt lần 1 song bị tự quân là Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được tướng sỹ ủng lập đánh tan. Sau khi chiến thắng quân Tống, vua Lê Đại Hành đã cử sứ sang Chăm Pa song bị bắt giam (có lẽ do Chăm Pa vẫn còn xem họ Ngô với họ Đinh là hoàng thất hợp pháp) nên đã kéo quân sang đánh thẳng vào tàn phá quốc đô Indrapura, chém vua Chăm tại trận. Người Chăm đại bại, buộc phải dời chuyển trung tâm chính trị về tiểu quốc Vijaya (Phật Thệ/ Đồ Bàn/ Chà Bàn) ở Bình Định. Một người Việt là Lưu Kế Tông nhân cơ hội khoảng trống quyền lực được tạo ra do sự tấn công của quân Tiền Lê mà chiếm cứ Bắc chăm để tự lập làm vua cho đến năm 988. Còn tiếp...
Nguồn: Thuan Dang Nguyen - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử