Cơ thể nam giới và phụ nữ được cấu tạo khác nhau và nhịp tim cũng không đồng điệu ở hai giới. Ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, nhịp tim của phụ nữ cao hơn đáng kể so với nam giới. Sự khác biệt của nhịp tim theo giới tính cũng có thể thấy được ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2009 trên 1.087 nam giới và phụ nữ tuổi từ 11 - 18 , đo nhịp tim ở mức 40, 50, 60, 80 và 85 phần trăm VO2 max.
Khi ở mức 40% VO2 max, nhịp tim của phụ nữ rơi vào khoảng 106 – 134bmp (beat per minute – nhịp trên phút), trong khi nhịp tim của nam giới chỉ là 101 – 131bpm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhịp tim của phụ nữ cao hơn nhịp tim của nam giới ở tất cả các mức phần trăm VO2 max (trừ mức 80%).
Nhịp tim tối đa là số lần trái tim đập được tối đa khi vận động gắng sức. Chỉ số này thường được sử dụng trong các chương trình thử nghiệm thể dục và đánh giá sức khỏe khi tập luyện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra sự chênh lệch về nhịp tim tối đa của nam và nữ. Theo đó, nhịp tim tối đa được tính theo công thức sau:
Nhịp tim nghỉ ngơi có thể đo được khi đang ngồi, nằm và không bị tác động bởi các trạng thái thần kinh như lo âu, kích động, căng thẳng… Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, thời điểm lý tưởng nhất để đo nhịp tim khi nghỉ ngơi là vào buổi sáng khi vừa tỉnh dậy (vẫn đang nằm trên giường). Khác với nhịp tim tối đa, nhịp tim nghỉ ngơi không phân biệt giữa nam và nữ. Khi bạn già đi, nhịp tim sẽ giảm. Nhịp tim nghỉ ngơi trung bình của các độ tuổi:
Sự khác biệt về nhịp tim theo giới tính có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và tuổi thọ cao hơn của giới nữ. Phụ nữ sống lâu hơn nam giới nhưng có lại có nguy cơ đột tử do bệnh tim cao hơn. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, có khoảng 23% phụ nữ trên 40 tuổi tử vong do nhồi máu cơ tim trong vòng 1 năm, tỷ lệ này ở nam giới chỉ khoảng 18%. Hơn 8 triệu phụ nữ Mỹ có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực, 64% phụ nữ chết vì bệnh tim không có các triệu chứng báo trước.
Nguồn: Kim Chi - healhplus.vn