Tìm hiểu về sự sụp đổ của Tây Sơn

"Trung quân ái quốc", chỉ 4 chữ nhưng có sức nặng vô cùng to lớn trong thời phong kiến. Nó lớn đến nổi Đổng Trác mới tòm tèm thiên tử đã bị 18 lộ chư hầu vây đánh trối chết. Tào Tháo dù hùng tài đại lược cũng không dám lật ngôi nhà Hán.

"Trung quân ái quốc", chỉ 4 chữ nhưng có sức nặng vô cùng to lớn trong thời phong kiến. Nó lớn đến nổi Đổng Trác mới tòm tèm thiên tử đã bị 18 lộ chư hầu vây đánh trối chết. Tào Tháo dù hùng tài đại lược cũng không dám lật ngôi nhà Hán. Lịch sử Việt Nam cũng không ngoại lệ, bất cứ cuộc chuyển ngôi đổi triều mà nôn nóng, không theo ý trời lòng dân sẽ dẫn đến kết cục bi thảm cho triều đại mới, dù triều đại cũ vô cùng thối nát. Vua Lý Thái Tổ lên ngôi với sự hỗ trợ rất lớn từ thiền sư Vạn Hạnh, người được vua Lê Đại Hành tôn kính là bậc thầy, từ đó ta có một cuộc chuyển ngôi êm thấm mở ra triều Lý hơn 200 năm.

Nhà Trần thì dùng chiêu bài vợ nhường ngôi cho chồng, nghe cũng khá là hợp lý. Nhà Hồ đổi triều bằng việc cháu ngoại nhường ngôi cho ông ngoại, nghe hơi lấn cấn nhưng cũng tạm chấp nhận được. Chỉ xui cho ông ngoại là chưa kịp ổn định triều cương đã bị Chu Đệ máu gấu sờ gáy. Nhà Mạc, uy hùng là thế, nhưng ngạo mạn quá thể, nhẫn tâm giết cả 2 vua là Chiêu Tông, Cung Hoàng, giết cả thái hậu để cướp ngôi. Việc làm khiến trời thần đều phẫn nộ, tạo tiền đề để 2 họ Trịnh - Nguyễn "phù Lê diệt Mạc" không biết mệt mỏi.

Vị thế của Lý Thái Tổ, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly đều rất thuận lợi để "đổi thiên mệnh", nhưng Tây Sơn có gì? Sự thật phải thừa nhận rằng họ chẳng có gì cả, cũng chẳng phải là 1 cuộc cách mạng nông dân như mọi người đồn đại. Vì rốt cuộc thì sau khi lật đổ vua chúa, ông Nhạc lẫn ông Huệ đều lên làm vua. Có thể dễ dàng nhận thấy Tây Sơn là tập hợp tất cả những kẻ bất mãn trong thiên hạ, từ thầy Cống chỉnh chim bằng đất Bắc, đến sát tứ phụ nhi thị lang Ngô Thì Nhậm, từ phường lục lâm như Nhưng Huy, Tứ Linh, đến nữ chúa của nước Chiêm Thành, rồi cả bọn Tàu Ô ngoài biển.

Họ là 1 phiên bản Lương Sơn Bạc của Đại Việt. Nhưng khác Tống Giang đề cao trung quân ái quốc, Tây Sơn chỉ dùng 4 chữ đó như chiêu bài chính trị, mà còn thể hiện hùng tâm quá sớm, quá lộ liễu... "Phò Hoàng tôn Dương, trừ gian thần Trương Phúc Loan" nhờ sự tư vấn của thầy giáo Hiến, Tây Sơn đã dựng lên ngọn cờ trung quân ái quốc, quy tụ được khắp anh hùng trong thiên hạ, để giành nhiều thắng lợi bước đầu. Nhưng Nguyễn Nhạc lại đi vào vết xe đổ của Mạc Đăng Dung, khi nghĩ rằng thắng trận ngoài chiến trường có thể khiến thiên hạ hoàn toàn quy phục.

Một đao giết cả Tân Chính Vương và Thái Thượng Vương, chưa kịp ổn định thời cuộc đã vội xưng vương, xương đế, rồi phân phong cho anh em trong nhà. Chính hành động xé cờ này đã khiến những người theo Tây Sơn (bằng lòng thành thực tôn phò nhà Nguyễn) cảm thấy mình bị lừa gạt, họ bỏ đi. Nhân tâm dần li tán, mà quân Lương Sơn của Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân là 1 ví dụ. "Phò Lê diệt Trịnh" thêm 1 lá cờ nữa được dựng lên, mở đường cho Tây Sơn dễ dàng xâm nhập Bắc Hà.

Nhưng Nguyễn Huệ, dù khéo léo và cẩn trọng (cưới công chúa nhà Lê, bước đầu phò ngôi đại thống), nhưng vì hùng tâm quá lớn, cũng sớm xé cờ. Giết sứ giả vì dám đòi lại Nghệ An, thả rông cho Vũ Văn Nhậm rượt vua Lê chạy trối chết. Lại xét về vị thế của Tây Sơn, đối với triều đình Phú Xuân, đất Bình Định là kinh đô cũ của Chiêm Thành, toàn dân hung rợ mọi vách, dân lưu đày, hệt như vị thế của bọn Tây Lương Đổng Trác trong mắt 18 lộ chư hầu.

Đối với dân Đàng Ngoài - Thăng Long, thì Tây Sơn còn tệ hại hơn, bị xem là giặc lông đỏ, dù ông Nhạc tự xưng mình là dân gốc Nghệ An, cũng bị chính thổ hào ở đây vây đánh xém chết. Xét để thấy vị thế địa chính trị của Tây Sơn không thể bằng với các vị vua khai triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc. Cố nhận mình là dân Nghệ, nhưng cũng chả được công nhận (hệt như Hồ Ngu xem mình là hậu duệ Ngu Thuấn). "Xé cả cờ Tây Sơn" như ta biết thì sau chuyện Bắc Hà nội bộ Tây Sơn rạn nứt nghiêm trọng, 2 ông Huệ - Nhạc mang quân đánh nhau, mà đỉnh điểm là ông Huệ đem đại bác bắn vào thành Hoàng Đế.

Một phát bắn nát chút gốc gác của mình, từ đó triều đình Quang Trung - Cảnh Thịnh chẳng còn là Tây Sơn nữa. Mà họ đã trở thành 1 triều đình bơ vơ ở Phú Xuân, 1 nhúm người lạc lõng, bị mất hết ý chí và lý tưởng. Phò Nguyễn rồi giết Nguyễn, phò Lê rồi đuổi giết vua Lê, phò Tây Sơn hoàng đế rồi bắn đại bác vào thành hoàng đế. Sau một loạt những hành xử cứng rắn, có thể thấy lý tưởng duy nhất của tướng lĩnh Tây Sơn chính là sức mạnh tuyệt đối áp đảo quần hùng, tức vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Họ chỉ tôn thờ sức mạnh, không tin vào thiên tử, thiên mệnh, mà chính mấy chữ này mới đủ sức giữ 1 triều đại bền vững dài lâu. Rồi chỉ 4 năm sau, vua Quang Trung vĩ đại băng hà, cái lý tưởng duy nhất của đám tướng lĩnh sụp đổ. Từ khủng hoảng lý tưởng đến mất hết lòng tin. Họ sợ rằng mình sẽ là Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Nhạc tiếp theo, họ sợ mình bị biến thành kẻ yếu, bị kẻ mạnh nuốt chửng. Họ quay ra nghi kị, khủng bố, hãm hại, giết chóc nhau.

(Dẫu vốn dĩ họ có thể chọn cách tin tưởng những đồng chí từng vào sinh ra tử) như việc Trần Quang Diệu giấu tội giùm ông Dũng, đã khiến 2 ông kết giao sinh tử. Có thể thấy ngay từ đầu Tây Sơn đã có một ứng xử sai lầm, những hành động chính trị quá lỗ mãng và thô bạo nên không thể xây dựng được tính chính danh như các triều đại trước. Do đó khi người lãnh tụ tối cao không còn, thì hệ thống chấp vá ấy cũng sụp đổ theo.

Nguồn: Sử Văn Các

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay