Thời bao cấp là một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 – 1986 diễn ra ở Việt Nam. Từ “Thời bao cấp” là khái niệm dùng của người Việt đặt cho một thời kì lịch sử từng diễn ra sau chiến tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các nước hùng mạnh nhất thế giới. Đó là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước.
Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ). Thời bao cấp có hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, xóa bỏ nền kinh tế tư nhân thay vào đó là kinh tế do nhà nước làm chủ. Mặc dù trước đó, khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thắng thực dân Pháp, nền kinh tế chỉ huy đã được áp dụng nhưng thời kỳ bao cấp đầy đủ nhất ở giai đoạn từ đầu năm 1976 – 1986 trên phạm vi toàn quốc.
Với nền kinh tế kế hoạch, ngành kinh tế thương nghiệp tư nhận bị loại bỏ hoàn toàn, được coi là không hợp pháp trong nền kinh tế chính thống. Theo đó, hàng hóa sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền. Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu.
Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành. Nổi bật nhất là sổ gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình. Khi cả nước thoát khỏi chiến tranh, toàn dân bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Và thời kỳ bao cấp được ra đời không lâu sau đó. Vào thời kỳ này, trong xã hội, hàng hóa khan hiếm, không đủ phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi người dân.
Do đó, nhà nước phân phối hàng hóa dựa vào hệ thống tem phiếu. Lương đi làm của người lao động cũng được quy ra lương thực. Tuy nhiên, chợ đen vẫn hoạt động nhỏ lẻ, bị xem là bất hợp pháp nên hàng hóa ở chợ không nhiều và có giá rất cao. Nhiều người lĩnh hàng tem phiếu nhưng không dùng tới thường đem bán ở chợ đen. Nói chung, đồng tiền vào thời điểm này không có nhiều giá trị sử dụng. Qua từng giai đoạn áp dụng và phổ biến chế độ tem phiếu rộng khắp thì đồng tiền cũng mất giá dần dần.
Ví dụ nếu lấy tiền lương năm 1978 làm chuẩn thì năm 1980, số tiền lương này chỉ còn 51,1%, đến năm 1984 chỉ còn 32,7%. Với nền kinh tế - xã hội – văn hóa do nhà nước nắm và quyết định, thời bao cấp gồm nhiều hình thức bao cấp khác nhau.
Việc phân phổi hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu. Tem phiếu dành cho các cán bố công nhân viên làm việc trong cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Hàng hóa thông qua chế độ tem phiếu thường có giá thấp hơn rất nhiều so với giá bên ngoài thị trường (chợ đen). Theo đó, lương của người lao động sẽ được quy ra hiện vật.
Sổ gạo hay lúc đầu tên là cuốn sổ lương thực. Chế độ này được áp dụng vào khoảng những năm 1960, đầu tiên là lương thực, sau đổi thành tem phiếu bao gồm các loại mặt hàng, số lượng mà một gia đình được phép mua, dựa trên quy chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Do đó, có gia đình được ưu đãi mua, được ưu tiên mua hàng, có gia đình thì không. Tem phiếu mua nhu yếu phẩm hàng ngày sẽ có chế độ riêng tùy vào vị trí công việc, nghề nghiệp mà cán bộ công chức nhà nước và người dân lao động được phát khác nhau. Theo đó, tem phiếu được phân chia cho những cán bộ viên chức cấp cao như sau:
Những người thuộc đối tượng này đều có các cửa hàng riêng phục vụ ở phố Nhà Thờ, Tông Đản và Vân Hồ ở thủ đô.
Các đơn vị được cấp vốn không bị các chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất, mà chủ yếu dựa theo ý thức của các cơ quan này.
Nguồn: vieclam123.vn