Cây bình bát hay còn có tên gọi là na xiêm, cây nê, và có tên khoa học là Annona reticulata. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác là quả Sita, quả tim bò đối với một số ngôn ngữ Châu Âu. Cây là loài thực vật thuộc chi na (annona), có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới như Châu Mỹ (Nam Mỹ, cùng Caribe, Bắc Mỹ, Trung Mỹ), Ấn Độ, Châu Phi Úc và một số nước thuộc Châu Á.
Ở Việt Nam, Cây bình bát xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Đông – Tây Nam Bộ. Cây mọc nhiều ven sông, bờ kênh, con rạch, tại các vùng nước lợ, nước phèn trên cả nước. Cây mọc nhiều đến mức nó phải sống ở những bờ rào, bụi rậm. Tuy vậy, công dụng của nó đối với sức khỏe con người không hề thua kém.
Bình bát là loại cây gỗ nhỡ, thân cao trung bình từ 2 – 5m, nếu sống ở vùng thích hợp cây có thể cao đến 10m. Loại lá đơn, mọc so le thuôn hình mác, nhọn 2 đầu dài khoảng 12-15cm, rộng 5 -10cm, có 8 – 9 cặp gân phụ. Hoa có màu vàng, đài hoa có 3 phiến hình tam giác, 2 vòng cánh, có nhiều nhị, cây cho hoa vào tháng 5,6 và mùa quả vào tháng 7,8 hàng năm.
Trái bình bát hình tim có mùi khá đặc trưng, quả non màu xanh có mùi hơi nồng, quả chín có mùi thơm hấp dẫn. Thịt quả có màu trắng, vàng ăn được nhưng hơi nồng, ít ngọt, vị chua, có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Khi trái chín, chuyển sang màu vàng tươi bắt mắt, có mùi thơm nhẹ thoang thoảng.
Trên thế giới, một số nơi dùng trái bình bát chín để pha thành nước, làm mứt, sirô hoạc chế biến thành các loại nước sốt dùng trong các bữa ăn. Tại Việt Nam, trái bình bát khi chín được dùng làm món ăn, loại trái cây khá phổ biến. Món ăn phổ biến là bình bát dầm đường, gọt bỏ phần vỏ lấy phần thịt thêm đường, đá.
Đây được xem là loại món ăn ưa thích trong những ngày nắng nóng. Cây bình bát từ thân, lá, quả, rễ tất cả đều được ứng dụng để làm dược liệu. Quả bình bát có mùi thơm đặc trưng nên dễ thu hút côn trùng. Do đó, cần để tránh những nơi có côn trùng, nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao có thể gây ẩm mốc làm hư hỏng dược liệu.
Vỏ cây bình bát giã nát và đắp xung quanh vùng nướu bị viêm. Vỏ có tính chát, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn giúp làm dịu vùng niêm mạc bị sưng. Dùng 20g thân vỏ thái mỏng rồi đem phơi khô, sau đó đun sôi nấu cùng 1,2 lít nước dùng uống trong ngày và uống iên tục cho đến khi thấy đỡ hẳn.
Dùng quả bình bát xanh bỏ hạt, thái mỏng, phơi khô. Mỗi lần nấu dùng khoảng 5g đủ uống trong ngày đun sôi 15 phút. Dùng theo cách này lượng đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định. Dùng quả bình bát tươi, dùng đũa căm xuyên qua rồi đem nướng đến khi cháy hết vỏ. Để nguội đến khi quả còn ấm rồi lăn lên vùng bướu, mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút.
Mỗi lần lăn từ 2- 3 quả và cứ lăn liên tục đến khi bướu tan hẳn. Lấy trái bình bát xanh giã nhuyễn, cho vào nồi và cho thêm ít nước xào nóng. Sau đó chườm và vị trí đau 30 phút.Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, có thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, ăn bình bát chín thường xuyên cũng là giải pháp giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng chống bệnh gút. Thật ra quả sống hay chín đều có thể dùng được. Ăn bình bát chín giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng cùng với vị đặc trưng thơm ngon, tự nhiên nhất. Đối với trái còn sống, được dùng làm thuốc điều trị bệnh. Chúng sẽ dễ dàng hơn trong việc thái lát, phơi khô và dùng chế biến các vị thuốc nam.
Nguồn: Mỹ Linh Trần - giacongthucphamchucnang.vn