Akkorokamui là tên gọi riêng tiếng Nhật của cụm từ Atkorkamuy trong tiếng Ainu, một dân tộc thiểu số sống ở hòn đảo phía bắc Hokkaido. Chúng thường xuất hiện ở vịnh Uchiura ở Hokkaido, là loài ăn tạp, có thể nuốt chửng cả tàu bè và cá voi. Akkorokamui là thần bạch tuộc khổng lồ sống tại vùng vịnh Uchiura của Hokkaido.
Khi chúng vươn xúc tu, cơ thể của chúng có thể giãn ra đến một héc-ta (một vạn mét vuông) trên mặt biển. Chúng to đến mức có thể nuốt chửng cả tàu thuyền, thậm chí cả cá voi. Cơ thể của chúng màu đỏ. Chúng lớn đến mức khi xuất hiện sẽ khiến bầu trời phía trên phản chiếu một màu đỏ sẫm. Bất cứ con thuyền nào đủ ngốc nghếch đến gần Akkorokamui đều bị nuốt chửng.
Vì thế, suốt nhiều thế hệ, người dân địa phương phải tránh xa biển khi mặt biển và bầu trời chuyển sang màu đỏ sẫm. Ngư dân và các thủy thủ bắt buộc phải ra khơi sẽ mang theo lưỡi hái để có thể tự vệ. Akkorokamui đến từ văn hoá dân gian Ainu, nơi nó được biết đến dưới cái tên Atkorkamuy. Tên của nó có thể được dịch là "Kamuy Giữ Dây".
Từ "giữ dây" có thể dùng để ám chỉ các xúc tua giống như của bạch tuộc, trong khi "Kamuy" là thuật ngữ ở Ainu để chỉ một thần linh - tương tự từ "Kami" tiếng Nhật. Trong văn hoá dân gian Ainu, Akkorokamui vừa được tôn kính vừ được sợ hãi như một vị thần nước, giống như là vị Chúa của Vịnh Uchiura.
Cách đây rất lâu, tại vùng núi gần ngôi làng Rebunge có một con nhện khổng lồ tên là Yaushikep. Nó cực kỳ to lớn. Toàn thân nó đỏ rực, có thể bao phủ rộng cả một héc-ta. Một ngày nọ, Yaushikep xuống núi và tấn công người dân tại làng Rebunge. Nó làm rung chuyển mặt đất mỗi khi tức giận và phá hủy mọi vật trên đường đi.
Dân làng sợ hãi cực độ. Họ cầu xin thần linh cứu giúp. Vị thần biển, Repun Kamuy, đã nghe được lời thỉnh cầu và lôi Yaushikep tới vùng vịnh. Khi con nhện khổng lồ bị bắt xuống nước, nó biến thành một con bạch tuộc khổng lồ và cai quản vùng vịnh như một vị thần (ơ, thế vị thần biển kia đâu). Từ đó trở đi, nó được biết đến với cái tên Atkor Kamuy hay Akkorokamui trong tiếng Nhật.
Nguồn: Tạ Ngọc Dương