Tục bắt vợ trước nay đã được nhắc đến nhiều trong văn học Việt Nam, điển hình là trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài. Bắt vợ từ lâu đã được xem là 1 nét văn hoá rất đặc trưng trong hôn nhân của người H’Mông. Người con trai sẽ tìm đến người con gái mà họ thích để bắt về làm vợ.
Tục “bắt vợ” có thể coi như lối thoát cho những hoàn cảnh nghèo không đủ tiền thách cưới, cũng thể hiện cho sự tự do hôn nhân của người H’mông.
Nếu một đôi trai gái yêu thương nhau từ trước nhưng không đủ tiền thách cưới hoặc bố mẹ cô gái không đồng ý, 2 người sẽ cùng bàn kế để chàng trai làm lễ bắt vợ. Đến ngày hẹn, chàng trai sẽ xuất hiện cùng bạn bè để “bắt” cô gái về nhà.
Đám kéo nào càng nhiều bạn bè tham gia giúp, kéo càng quyết liệt, thì đôi vợ chồng đó càng hạnh phúc và sống lâu.
Cô gái mặc dù biết trước nhưng vẫn tỏ ra bất ngờ đồng thời giả vờ kêu khóc. Quan điểm của người H’Mông cho rằng nếu trong cuộc bắt vợ, cô gái khóc càng to và phản ứng càng quyết liệt thì sau này vợ chồng họ sẽ càng hạnh phúc và có “bắt” vợ thì người đàn ông mới chứng minh được tình yêu với cô gái và lòng dũng cảm của mình.
Việc kéo vợ về cũng phải rất khéo léo để chân cô gái không chạm đất, không có lực giằng co, không đánh trả được, miệng không cắn lại được mà không gây thương tích cho cô gái. Khi về đến gần nhà trai, đoàn người kéo vợ cử một người chạy trước về báo với những người chờ sẵn trong nhà như bố, mẹ hay các cô, chú của chú rể bắt một đôi gà, một gà mái tơ, một gà trống chưa gáy đợi sẵn ở cửa chính khi đoàn người kéo cô dâu về thì làm phép. Sau đó cô gái mới được đưa vào nhà.
Đoàn người bên nhà trai đi hỏi cưới
| Xem thêm: Khám phá tập quán ăn uống độc đáo của một số dân tộc Sapa
Nếu chàng trai là người yêu đơn phương và “bắt” dối tượng thương yêu mình, cô gái sẽ tìm cách trốn hoặc chàng trai sẽ cố tình để cô gái trốn thoát. Khi đó gia đình nhà chàng trai sẽ phải làm lễ vật đem sang nhà cô gái để “đền danh dự”. Còn sau 3 ngày bị “bắt”, cô gái không trốn thì nhà trai sẽ đến nhà gái và bàn việc cưới hỏi.
Nếu như nhà gái đồng ý thì lễ cưới hỏi sẽ diễn ra
Chàng trai bắt vợ nhưng cô gái không ưng, họ sẽ thách cưới rất cao, chàng trai không đáp ứng được sẽ bị dân làng phạt vạ, thường thì hình phạt là khao cả dân làng ăn uống trong tận 7 ngày liên tiếp.
Có thể nói tục “bắt vợ” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định sự tư do hôn nhân, góp phần xóa đi các hủ tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “môn đăng hộ đối”…
Tác giả: Lê Như Phương
Vô vàn kiến thức