Vấn đề tả khuynh, hữu khuynh gắn với chủ nghĩa cộng sản Stalin

Tả khuynh, hữu khuynh (hay "cánh tả, cánh hữu") là sự lựa chọn cho hai khuynh hướng là thay đổi hoặc bảo thủ cho cái hiện có. Việc nói giảm/nói tránh khiến cho nội hàm của các cụm từ này có thể bị sai lệch

Tả khuynh, hữu khuynh (hay "cánh tả, cánh hữu") là sự lựa chọn cho hai khuynh hướng là thay đổi hoặc bảo thủ cho cái hiện có. Việc nói giảm/nói tránh khiến cho nội hàm của các cụm từ này có thể bị sai lệch, như hữu khuynh (hay giữ lại cái hiện có) phải mang nghĩa giữ lại cái xấu, rồi tả khuynh (hay chuyển sang cái mới) phải mang nghĩa là chuyển sang cái tốt, đó là sự quy chụp cái tốt, cái xấu làm một, và che đậy đi cái xấu. Thực sự nội dung hàm chứa bên trong không hoàn toàn tốt cho tả khuynh và xấu cho hữu khuynh.

Chính vì thiếu đi sự sâu sát với cái hiện có và cũng dễ bị làm cho sai lệch, việc sử dụng những cụm từ này phải đi kèm với cái cụ thể, rằng "tả khuynh, hữu khuynh cho cái gì". Stalin đã có hướng đi tả khuynh với cái ăn, cái mặc cơ bản của người dân, nhằm phục vụ cho "yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, bằng một mô hình kinh tế cộng sản chủ nghĩa", đem tới "cái ăn, cái mặc cơ bản và nhiều hơn thế nữa cho người dân trong một xã hội đang tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa".

Cụ thể là nếu năng lực không phù hợp với điều kiện kinh tế tập thể cộng sản chủ nghĩa, thì cũng không thể tự do tồn tại trong quốc gia, vì "xã hội đang tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa", mà đó lại là một hệ thống quản lý quốc gia về sau. Stalin tin rằng: nông nghiệp ngoài tập thể không được phép tồn tại. Liệu đó có phải là một chế độ tương lai, hay chỉ là cách quản lý quốc gia dựa vào tình thế/những gì Liên Xô có xung quanh? Kinh tế tiểu nông là cội nguồn của kinh tế tư bản và thuộc về mạng lưới xã hội tư bản, là một xã hội mà cái xấu có thể là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân, của sự áp bức, bóc lột mà tha hóa, bần cùng, và cái tốt là những gì còn lại nếu có thể đào thải cái xấu.

Stalin khơi dậy chủ nghĩa quân phiệt, sử dụng rộng rãi lực lượng quân đội và an ninh để thanh lọc, biến đổi toàn bộ nền kinh tế theo ý chí nhà nước gắn với chủ nghĩa đa số, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua quyền lợi căn bản của thiểu số và cũng là nguy hại khi số đông trở nên độc đoán, bất chấp, do tuyên truyền định hướng, niềm tin sai lạc. Không có sức mạnh khoa học mà nhân loại tích lũy trước đó từ Nga, kể cả những quốc gia hợp tác sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào từ Liên Xô mà khôi phục kinh tế, thì, liệu Stalin có thể nào giúp công nghiệp hóa, cơ giới hóa nông nghiệp cho Liên Xô?

Tập trung đất đai để "thực hiện kế hoạch chung" và "tăng cường sử dụng máy móc vào sản xuất" là cần thiết, đặc biệt là trong thời chiến, hoặc nạn đói. Tuy nhiên, Stalin kế hoạch hóa tập trung toàn diện nền nông nghiệp vào thời bình, và phần nào bất kể cuộc sống, sinh mạng con người. Vì lẽ đó: cho dù sự ứng dụng rộng rãi máy móc, tiền bạc, phi tư hữu đã giúp nền kinh tế Liên Xô phát triển bức phá, nhưng, hậu quả của nó có thể đã đặt nên nền móng cho sự sụp đổ của Liên Xô về sau.

Do sự lựa chọn của đa số và cũng của chính Stalin, Liên Xô đã ưu tiên thực hiện một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia nhiều hơn bên ngoài. Nó có thể dẫn đến chủ nghĩa quốc gia. Vậy, quốc gia là gì? Một quốc gia bao gồm nhà nước (hệ thống quản lý xã hội), xã hội (tập hợp những cộng đồng, mỗi cộng đồng là một nhóm người có cùng mối quan hệ nào đó) và lãnh thổ (vùng đất mà xã hội sinh sống)... Một quốc gia có thể có nhiều đảng phái lãnh đạo, vì có sự đặc thù, có phần khác nhau về quyền lợi.

Hợp tác thì quốc gia sẽ mạnh còn chia rẽ thì quốc gia sẽ yếu. Với "sự tuân phục mệnh lệnh hoàn toàn từ trên xuống dưới trong hệ thống quản lý quốc gia", và "sự thiết lập quốc gia thành một hệ thống quản lý chặt chẽ", do sự tồn vong hoặc lý do khác, sẽ có thể dẫn đến sự thành lập một nhà nước độc tài như La Mã, hay đơn đảng như Liên Xô, hay vừa độc tài vừa đơn đảng như ph.át xít Đức (Đức qu.ốc xã). Với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân cho đến cuối thế kỷ 20, từ "quốc gia" đã được và có thể được tiếp tục sử dụng để che giấu đi bản chất thống trị/nô dịch tầng lớp bị trị của nhà nước thuộc về tầng lớp thống trị.

Mà đáng kể tới là chính quyền Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam. Phân biệt với chủ nghĩa dân tộc vì người dân hiện hữu, là những người đang vận động, đang tồn tại, đang có mặt. Dưới sự bao trùm của ý niệm về quốc gia, lực lượng an ninh và quân đội của nó sẵn sàng phá vỡ luật lệ, đặt ra xiềng xích, để hủy hoại, khống chế tầng lớp bị trị, mà có thể chỉ vì lợi ích giai cấp thống trị. Chủ nghĩa quốc gia chính là "một hiện thực của chủ nghĩa bè phái". Đối với các quốc gia tư bản, thì các cuộc chiến thường là chiến tranh thực dân giữa các quốc gia.

Nguồn: Quyết Thắng

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay