Đây là một vấn đề rất phức tạp đã làm đau đầu những nhà sử học, chính trị gia và các nhà kinh tế trong suốt hàng thập kỷ đến nay. Như mọi người đã rõ, Sicily đã từng là một trong những vùng thịnh vượng nhất của Ý cho đến thời điểm 200 năm trước. Công bằng mà nói, Naples [Napoli] đã từng được xem là kinh đô của thế giới mãi cho đến thế kỷ 19, cùng với Rome và Paris. Có một chuỗi các lý do tại sao miền Nam nước Ý lại đánh mất lợi thế của mình khi so sánh với phần phía Bắc của đất nước và giờ đây nó trở thành một trong những vùng kém phát triển nhất ở Châu Âu, dù cho có bao nhiêu tỷ EUR từ Chính phủ Trung ương và Liên minh Châu Âu bơm vào hằng năm với nỗ lực hồi sinh nên kinh tế miền Nam nước Ý.
Cụ thể là: Miền Nam nước Ý đã là một nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trong hàng thế kỷ. Trong hơn 150 năm qua nông nghiệp đã đánh mất vị thế thống trị của nó đối với nền kinh tế: đầu tiên là Công nghiệp Cơ khí (cuộc Cánh mạng Công nghiệp được khởi xướng bởi người Anh), về sau là Công nghiệp Dịch vụ. Miền Nam Ý bỏ lỡ cả hai cuộc cách mạng kinh tế này. Những cơ hội mất mát lớn lao này đã tạo ra ba hệ quả chính mà bạn vẫn còn có thể nhìn thấy ngày nay: Thiếu tính linh động trong cơ cấu xã hội một cách có hệ thống: bọn trẻ lớn lên cuối cùng cũng làm những công việc tương tự của bố mẹ chúng.
Đây (không may) là một đặc điểm chung của tất cả người Ý (Bắc và Nam như nhau), nhưng theo thống kê mọi việc thậm chí còn tồi tệ hơn ở miền Nam (và họ thích để nó như thế). Những người thuộc tầng lớp thượng lưu/cầm quyền của miền Nam đã cố ý làm mọi thứ (hợp pháp lẫn phi pháp) để ngăn chặn những người thuộc tầng lớp trung lưu và thấp hơn hiện đại hóa đất nước. Về lâu dài, điều đó đã phá hủy tầng lớp trung lưu của miền Nam, để lại sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa giai tầng thượng lưu/cầm quyền địa chủ bất động sản siêu giàu với dân số khổng lồ thuộc những tầng lớp thấp hơn của xã hội.
Vắng bóng những người chấp nhận mạo hiểm: Có một tỷ lệ rất thấp những người có “máu kinh doanh” chịu chấp nhận rủi ro trong số dân số người miền Nam (đặc biệt là tầng lớp trung lưu): hầu hết những người “ưu tú và sáng giá nhất” (và rất nhiều người như thế, rất thông minh và hoàn toàn có năng lực) chôn chân mình trong bộ máy quan liêu công quyền không giống như những gì xảy ra ở Nhật Bản. Khác với Nhật Bản, nó được thực hiện như một cách sắp đặt sẵn. Điều này (và duy nhất điều này) được coi là – “công việc khôn ngoan” – một “thành công” ở miền Nam, với kết quả là hàng ngàn và hàng ngàn người Ý thông minh, trẻ khỏe và rất có năng lực tuyệt vời hàng năm đều ứng tuyển cho bất kỳ vị trí tuyển dụng nào trong bộ máy chính quyền (bao gồm cả thẩm phán, công việc hành chính nhà nước, công chứng viên, thư ký pháp luật, vv).
Những công ăn việc làm đơn thuần chỉ là nền tảng như một loại “phúc lợi” bám rễ ổn định và là thành quả đền đáp cho sự thông minh, giỏi giang và chăm chỉ, chứ không phải là hệ quả tự nhiên đến từ một nền kinh tế địa phương lành mạnh. Không có nơi nào dạy cho các thế hệ trẻ rằng tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp là một lựa chọn đúng đắn cho sự thông minh và tài năng; [ có thể so sánh với định kiến nghề nghiệp như ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh khao khát con mình phải đậu trường Y, phải làm bác sĩ, phải làm công an,… thì mới có tương lai, danh vọng, nhiều tiền… những học sinh ưu tú của xã hội theo dòng tư tưởng đó đều có ước muốn và định hướng vào những ngành này, hoặc đơn giản trong xã hội xưa, sĩ – nông – công – thương thì chữ thương luôn đứng cuối và bị xem thường ].
Không có nền kinh tế dịch vụ chuyên môn hóa cao: như đã đề cập phía trên, nền kinh tế dịch vụ miền Nam được định nghĩa thành những việc làm trong bộ máy công quyền do Chính phủ trung ương Ý điều phối nhằm mục đích duy nhất là tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương trong nỗ lực khôi phục nền kinh tế miền Nam. Kết quả là, một loạt các tập đoàn nhà nước khổng lồ với lợi ích thiết thực đối với xã hội chỉ là con số 0 và vô tình tạo ra tâm lý chung gắn kết với mọi người rằng công việc an toàn nhất/tốt nhất mà mọi người có thể tìm thấy là những người làm việc trong Nhà nước (tức là bạn không thể bị sa thải và một khi bạn nhận được công việc, bạn sẽ bám trụ nó suốt đời, bạn dễ nhận được một khoản vay thế chấp, bạn có thể bị bệnh trong nhiều năm và không bao giờ bị sa thải, vv).
Chính quyền trung ương ban đầu đã xúc tiến động thái này bằng cách thuê hơn 180 nghìn người đến từ miền Nam vào trong bộ máy quan liêu nội vụ của mình chỉ trong vài năm sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trong lịch sử, một làn sóng khổng lồ người miền Nam nước Ý có mặt trong tất cả hệ thống bộ máy nhà nước ở tất cả các cấp, và trong khoảng thời gian quan trọng cho việc tái thiết đất nước, vấn đề đó đã phá hủy sự cân bằng và nhu cầu cấp thiết cho người miền Nam (hoặc ít nhất là dành cho những người linh động, có học thức trong tầng lớp trung lưu) trong việc tiếp cận thị trường tự do thực sự và tạo ra các công việc thiết thực chứ không phải là bị “sắp đặt” cho các mục đích chính trị.
Đến nay, người ta ước tính rằng ở miền Nam nước Ý, 1/3 dân số đang thất nghiệp, 1/3 người làm việc ở các công ty tư nhân và 1/3 tại các nhà nước hoặc các công ty quốc doanh. Điều này có nghĩa là một nửa dân số lao động làm việc cho Nhà nước (với mức lương cao hơn mức lương trung bình và đảm bảo tính ổn định lâu dài trong tương lai, đi kèm với đó là mức năng suất thấp thấp một cách lố bịch). Những điều này đang dần được cải thiện từng chút một, nhưng trong lúc này, thế hệ hiện tại và cha mẹ chúng ta đã lạc lối mãi mãi. Trong hàng thế hệ, sự đói nghèo cùng cực lẫn sự thiếu linh động trong cơ cấu xã hội một cách có hệ thống đã ép hàng triệu người miền Nam tài giỏi, thức thời, chấp nhận mạo hiểm rời khỏi đất nước, để tìm đến Tân Thế giới (Mỹ).
Điều này đã chặn đứng sự thay đổi thời cuộc tại quê nhà, bởi vì những tầng lớp thượng lưu, tại vị, những con người với “đầu óc già cỗi” [bảo thủ – trans] đã phủ trùm lên bộ máy chính quyền, hành chính, tư pháp và quan trọng nhất là bộ máy tài chính suốt các thế hệ và không có sự thay đổi tư duy nào của những người làm việc trong hệ thống đó (những người theo truyền thống đã im lặng (nhưng có chủ đích) trục lợi từ hiện trạng ấy qua nhiều thế hệ). Trong những năm gần đây, việc di cư ra nước ngoài đã giảm xuống nhờ trợ cấp đáng kể từ phía chính phủ trung ương, trong khi nó gia tăng sự di cư nội bộ từ khu vực miền Nam lên vùng phía Bắc của đất nước (chỉ tính riêng năm 2015, 138 ngàn người Ý dưới 30 tuổi đi đến miền Bắc của Quốc gia với nỗ lực tìm việc và cơ hội tốt hơn).
[Trong những cuộc đại di dân của Ý ra nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, hầu hết đều là những người dân miền Nam, tiêu biểu là dân Napoli và Sicily, họ là những người thức thời, bị ép phải rời khỏi quê hương để tìm bến bờ, một thế giới cơ hội mới tốt hơn, họ chính là những người đem văn hóa Ý ra toàn thế giới, không hẳn là văn hóa nghệ thuật dạng đỉnh cao của Ý kiểu thơ văn, kiến trúc, hội họa như Dante hay Michelangelo đâu, mà mang dáng dấp bình dân hơn từ vùng địa phương mà họ sống, là những món ăn dân dã, pizza Napoli (Napoli là nơi khai sinh ra món pizza và đồng thời là kinh đô pizza của thế giới, pizza ngon nhất thế giới là tại Napoli – Neapolitan pizza), cà phê, món tráng miệng, làn điệu opera, canzone Napoli, nhạc jazz đóng góp vai trò quan trọng tạo nên nền âm nhạc đương đại của Mỹ và Tây Âu. Còn tiếp...
Nguồn: Chibi Lipton