Vụ án Tú Mậu Bình

Cậu thanh niên 16 tuổi Lục Chí Vĩ (biệt danh "A Kê”) làm quen với một nhóm thanh niên trong làng...

Cậu thanh niên 16 tuổi Lục Chí Vĩ (biệt danh "A Kê”) làm quen với một nhóm thanh niên trong làng, vì không hài lòng việc nhóm này liên tục bắt nạt công nhân dọn vệ sinh 37 tuổi bị thiểu năng nhẹ tên Trần Mộc Thanh (biệt danh “Tam thúc”) nên cậu đã thuyết phục những thanh niên cùng nhóm hãy dừng lại và doạ gọi điện báo cảnh sát. Những thanh niên hung hăng này không dừng lại mà còn quyết định dạy cho Chí Vĩ một bài học. Vào tối ngày 14 tháng 5 năm 1997, Chí Vĩ bị đưa đến làng Tú Mậu Bình, tại căn phòng 1508 (nơi ở của nhân viên vệ sinh Trần Mộc Thanh), Lục Chí Vĩ cầu cứu nhưng bất lực và phải chịu đòn tấn công hành hạ của hết người này đến người khác trong nhóm thiếu niên này, mọi người đánh anh như bao cát.

A Kê bị đánh gục và ngã xuống đất. Họ giữ tay, một người trong số họ kẹp đầu với chân của anh ấy, và bước lên ngừoi. Trong khi đánh A Kê, họ đã hỏi anh ta nhiều câu hỏi, và nếu do dự trả lời, họ đã đánh anh ta bằng côn tự chế và khóa kim loại. Sau đó, họ thậm chí còn túm lấy chân A Kê, treo ngược anh lên và đập đầu anh xuống đất lần lượt. Họ bắt chước cách truyện tranh thực thi luật gia đình, trong khi ngâm thơ, họ dùng gậy sắt có khắc tên đánh A Kê. Cuối cùng A Kê bị đánh đến chết. Thấy rằng A Kê đã tắt thở, nhóm thanh niên thiêu xác A kê bằng lửa, đổ axit sulfuric để thi thể phân huỷ và vứt tro còn sót lại ở trạm rác.

Vụ án được miêu tả cụ thể như sau: Thạch Tử Kiện, một thành viên của nhóm này, mô tả tình huống tra tấn A Kê như thế này: "Các cô gái cầm ô đánh anh ta, như thể đánh một con chó. Lúc này, cảm xúc của mọi người không kiểm soát được, càng đánh càng thích thú. Mọi người đều động tay động chân. Cuối cùng, họ quyết định không dùng nắm đấm và nhờ Mạch Gia Hào (biệt danh “Tị Thỉ” nghĩa là “booger” - shit mũi) có mặt mượn một chiếc thắt lưng, sau đó gập đôi lại và đánh vào tay chân A Kê, giống như quân Nhật tra tấn tù nhân trong chiến tranh. Sau khi liều mạng đập được 5 phút, chiếc khóa thắt lưng bay ra, "booger" rất tức giận, cho rằng A Kê chống cự làm thắt lưng hư nên đã lao tới để trút giận vào người A Kê.

Bấy giờ, “booger” đột nhiên hét lên: “Phải đánh gậy (quy định của thế giới ngầm), những người nào không tham gia đi ra ngoài.” Sau đó, luật gia đình được mở ra và “nhị ngũ nhân" (từ lóng chỉ những kẻ phản bội) đã bị trừng phạt nghiêm khắc. Hắn yêu cầu A kê quỳ trên một cây tre phơi quần áo, đối diện với tượng Quan Đế, nêu những điều mình đã làm sai và lấy một cây gậy đánh A Kê một cái sau gáy. Mỗi khi nó va vào, đầu của A Kê lao về phía trước và tạo ra tiếng "bang bang" mà chúng cho là “đã tai”. Mọi người lần lượt tiến lên và đánh cho A Kê một gậy. Chân của A Kê bị thương do những mảnh tre treo bị gãy và anh ấy bắt đầu chảy máu.

Lúc này, “Lạp Đích” (biệt danh của một tên trong nhóm) chạy đi lấy hung khí quay lại và phân 2 ống bằng sắt cho A Tiến. Chúng vui vẻ dùng tiền xu để khắc tên mình trên ống nước, giống như vũ khí của các võ sư. Vì có quá ít vũ khí nên “Gậy” (biệt danh) đi tìm một ống sắt khác dài hơn, Từ Kiện cưa thành một đoạn dài và một đoạn ngắn, dùng một chiếc cho mình và chiếc còn lại cho “Gậy”. Kim Bảo không có vũ khí, vì vậy đã nhặt một cái mui làm bếp. Mọi người đã sẵn sàng, và A Tiến ra lệnh "Đến lượt chúng ta đánh gậy. Nếu đọc một dòng thơ, ai nhắc đến “tên” thì người đó đánh.” (ý chỉ nếu đọc thơ có xuất hiện tên riêng thì đánh A Kê).

Hóa ra mỗi dòng thơ sau đó chúng đều đọc có tên riêng. Được dẫn dắt bởi A Tiến, họ đã đánh A Kê lần lượt từng người một theo thứ hạng trong nhóm. Từ Kiện chỉnh áo sau khi “đánh”, khoác lên mình vẻ ngoài “fit look” và hân hoan đề nghị mọi người chụp ảnh cho mình. “Luật gia đình” gần như được thực hiện xong nên mọi người tạm nghỉ, ngồi hút thuốc. Sau đó, A Tiến ra lệnh “nhị ngũ nhân” đang quỳ, mở miệng ra và ăn tàn thuốc vẫn chưa được dập tắt. Lúc đó, A Kê không còn cách nào khác và buộc phải làm điều đó. Tay, cơ thể, lưng và bàn chân của anh ấy đầy vết thương, máu mũi cứ tiếp tục chảy ra và các vết bầm tím có thể nhìn thấy rõ ràng.

Hung thủ trong vụ án được áp giải.

A Cam bị sốc khi nhìn thấy điều này và ngay lập tức đưa A Kê vào nhà vệ sinh để rửa mặt để tỉnh táo lại, A Kê cầu xin A Cam kêu mọi ngừoi dừng lại: “Làm ơn, tôi không thể chịu đựng được nữa, hãy nói với họ để tôi đi!” A Cam sau đó nói với A Tiến: "Quên nó đi! Đừng đánh nó!" và muốn đưa A Kê đi để tránh mọi người gây ra thảm họa, nhưng thật không may, A Tiến đã từ chối, thậm chí còn chế giễu A Cam là "cậu bé mặc váy" phải về nhà đúng giờ, A Cam đã bỏ đi trong cơn thịnh nộ. “Mày phải xin lỗi mọi người.” - A Tiến nói với A Kê. Tất nhiên, để cứu lấy mạng sống của mình, A Kê đã xin lỗi từng người một.

Không ngờ, chưa kịp nói xong A Tiến đã đá mạnh vào người A Kê khiến A Kê ngã từ trên giường xuống trước tủ giày. Sau đó “booger” nhặt chiếc ghế đẩu gấp và nói với một người bạn bên cạnh: “Tao dạy mày câu cá!”. Sau đó, lấy ghế đập vào lưng của A Kê. A Kê ta cuộn tròn trên mặt đất đau đớn và rung lên giống như một con cá sống đang vật lộn trước cái chết như “booger” mong muốn. Một lúc sau, có người trong nhóm phát hiện ra A Kê đã bất tỉnh nên họ kéo anh ta vào nhà vệ sinh và dội nước vào đầu anh ta, nhưng họ vẫn chưa dừng lại vì điều đó. "Tôi không đặc biệt ghét A Kê, tôi muốn đánh anh ấy vì người khác đã đánh anh ấy... Họ đánh anh ấy trông rất vui, mọi người vừa cười vừa đùa vừa đánh và lăng mạ anh ấy... mọi người đều đá anh ấy” - Kim Bảo nói với mọi người về trạng thái tâm lý của anh ta vào thời điểm đó.

Sau đó, khi hút hết thuốc lá trong nhà Trần Mộc Thanh, họ yêu cầu A Kê đưa tiền mua thuốc lá và hỏi anh ấy để ví ở đâu, họ phát hiện A Kê nói lảm nhảm, cơ thể lạnh ngắt. Lúc này chúng nhận ra rằng đã "chơi quá đà". Hắc Tử muốn đánh thức A Kê nhưng anh không đáp lại nên đã lấy cây chổi nhựa ra và đập mạnh vào đầu A Kê, nhưng anh vẫn không nhúc nhích. Lúc này, họ phải sơ cứu cho A Kê, nâng anh lên giường, hô hấp nhân tạo rồi tản ra để không khí lưu thông. Chúng trở nên lo lắng, thắp hương trước tượng Quan Đế và cầu nguyện: “Cầu nguyện cho nó không chết!”. Từ Kiện chộp lấy điện thoại di động và muốn gọi cảnh sát, nhưng A Tiến đã ngăn anh lại.

Bản án cụ thể của các hung thủ.

“Lạp Đích” nhanh chóng gọi điện cho một người bạn tìm bác sĩ chợ đen nhưng không may mọi thứ đã đến quá muộn, hô hấp của A Kê ngày càng yếu, bị đánh gần 3 tiếng đồng hồ và cuối cùng cũng qua đời. Sau khi biết mình đã giết người, nhóm côn đồ sợ hãi sự việc sẽ bị phanh phui, hoảng sợ, chúng lôi xác người quá cố vào phòng chứa rác rồi đốt xác hai lần nhằm phi tang chứng cứ. Sau khi vụ việc xảy ra, Trần Mộc Thanh trở về nhà nhìn thấy vậy, đã trình báo cảnh sát (người đàn ông này cũng là nhân chứng trong vụ án). Sau khi điều tra, cảnh sát đã bắt giữ 14 thanh thiếu niên liên quan đến vụ án và buộc tội giết người, đánh trọng thương gây thương tích và xử lý xác chết bất hợp pháp.

Có 14 kẻ tấn công liên quan đến vụ án, nhưng điều gây bức xúc là tất cả chúng đều dưới 18 tuổi vào thời điểm gây án. Sau khoảng một năm, vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 1 năm 1999. Một trong những bị cáo, Thạch Tử Kiện, đã biến thành một nhân chứng để hỗ trợ cảnh sát giải quyết vụ án. Kết quả là, sáu người phạm tội chính bị kết tội giết người và bốn người trong số họ bị kết án tù chung thân. Cho đến giữa tháng 7, sáu bị cáo đã kháng cáo để lật lại bản án của họ, kết quả là bị cáo thứ ba, Mạch Gia Hào, đã thay đổi tội danh thành công từ giết người sang đánh trọng thương, từ 26 năm tù giam thành 7 năm tù giam, và bốn vị thành niên khác bị kết án tù chung thân sau đó cũng được giảm thành hình phạt tù cố định, với thời hạn tù tối thiểu từ 22 đến 25 năm.

Thẩm phán phụ trách vụ án này, đã mô tả trường hợp tra tấn “đồng đảng” này là một tội ác gây chấn động khi tuyên án, đồng thời chỉ ra rằng hành vi của băng này là xấu xa, vô nhân đạo, cực kỳ tàn ác và bạo lực. Ông cũng chỉ ra rằng Phó Hiển Tiến (A Tiến), kẻ chủ mưu vụ án này, không có lòng trắc ẩn, không có thuốc chữa và là một thanh niên nguy hiểm. Một đồng phạm khác, Hoàng Kim Bảo, người bị kết tội giết người, nói trước khi vào tù rằng cái chết của Lục Chí Vĩ là “điều bất ngờ”, vì trước đây Trần Mộc Thanh đã bị chúng đánh đập nhưng vẫn có thể sống sót. Trước khi vào tù hắn nói rằng “chỉ chơi một trò chơi thú vị”.

Nữ hung thủ Lưu Bội Nghi ngày ra tù.

Vị thẩm phán này cũng nhấn mạnh, xã hội văn minh sẽ không bao giờ để xảy ra những tội ác dã man như vậy nên các bị cáo phải nhận những hình phạt mang tính răn đe, đồng thời nhóm thanh niên này cũng phải trả giá đắt cho tội ác của mình. Năm 2007, Lưu Bội Nghi trong băng nhóm này đã tự sát khi mới 25 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh mà cô để lại ở nhà tiết lộ rằng do thất nghiệp và thất vọng trong tình cảm, cô đã quyết định tự tử vì không thể chịu đựng nổi những rắc rối của mình. Năm 1997, khi mới 15 tuổi, ả tham gia vào vụ án này và bị buộc tội hành hung, gây thương tích và bị kết án ba năm tù. Ra tù, ả từng làm gái bia ôm nhưng chán nản vì thất nghiệp.

Nguồn: Dương Dương 

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay