Hoa lan tỏi không phải là một loại hoa lan rừng mà chính xác là một loại cây dây leo có mùi phát ra tương tự như mùi của tỏi. Tên khoa học của hoa lan tỏi là Mansoa alliacea hoặc Garlic Vine. Ngoài tên hoa lan tỏi, nhiều người còn biết đến loại cây này với tên gọi là dây ánh hồng. Lan tỏi được xác định có nguồn gốc từ các khu rừng mưa nhiệt đới vùng Nam Phi.
Tuy nhiên, theo loại cây này cũng phát triển rất tốt trong môi trường nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Hoa lan tỏi chủ yếu có hai màu, đó là hoa lan tỏi màu tím và hoa lan tỏi màu vàng. Trong đó hoa lan tỏi tím thông dụng hơn so với hoa lan tỏi màu vàng. Thân cây lan tỏi là loại dây leo, có thể hóa gỗ nếu sống lâu năm.
Chiều cao của cây phụ thuộc vào cây vật chủ hoặc giàn leo. Lá hoa lan tỏi là tạo nên mùi hương đặc trưng giống như mùi tỏi. Lá tương đối giòn, thường sẽ rụng gần hết vào mùa đông. Hoa của cây lan tỏi mọc thành chùm. Mỗi chùm hoa có từ 15 đến 20 bông. Hoa mềm và mỏng thường mọc so le giữa hoa tím nhạt và hoa tím đậm.
Công dụng đặc biệt của hoa lan tỏi này đó chính là khả năng xua đuổi rắn. Chính mùi hương tỏi phát ra khiến cho loài rắn thấy khó chịu và muốn tránh xa loại cây này. Đó là lý do vì sao nhiều gia đình thường trồng cây này ở các bờ rào để xua đuổi rắn ra khỏi khu vực nhà ở. Cây lan tỏi được sử dụng để chiết xuất ra thuốc chống viêm, giảm đau, hạn chế tình trạng thấp khớp.
Ngoài ra, tinh chất của hoa lan tỏi có thể sử dụng để xông hơi giúp chữa ho, cải thiện tình trạng cảm cúm, cảm lạnh. Nhờ có mùi giống mùi tỏi nên nhiều quốc gia cho rằng loài hoa này có thể hóa giải vận đen, xua đuổi tà ma. Họ dùng lan tỏi vừa để trưng bày vừa để trang trí, đồng thời đẩy lùi những yếu tố xấu như bệnh tật, những điều không may.
Nhiều bộ tộc vùng Amazon coi cây lan tỏi được xem là cây mang lại may mắn và xua đuổi tà ma. Họ thường sẽ trồng cây lan tỏi quanh nhà hoặc trồng trước của. Ngoài ra họ còn mang hoa theo người trong những chuyến đi săn để hóa giải vận xui. Trồng cây lan tỏi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chọn đoạn thân cây lan tỏi có từ 3 mắt ngủ trở lên, các cành già cứng hoặc ưu tiên lựa chọn những đoạn ở gần phần gốc để cây dễ phát triển.
Cắt cành và trồng vùng đất ẩm, có đầy đủ ánh sáng. Bạn có thể trộn đất với phân hữu cơ lại với nhau sau đó đem bón cho cành vừa trồng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Sau khoảng 10 đến 15 ngày, cây sẽ bắt đầu mọc rễ và nảy mầm. Trong quá trình cây nảy mầm bạn nên làm rào chắn để tránh sâu bọ.
Khi cây lên khoảng 15cm thì làm thêm giàn leo. Giàn leo cho cây lan tỏi cần cứng cáp, tốt nhất nên để cây leo lên giàn làm bằng khung thép hoặc để cây leo lên hiên nhà. Cây lan tỏi không đòi hỏi quá trình chăm sóc đặc biệt tuy nhiên để cây ra hoa đẹp, bạn nên lưu ý chọn nơi thông thoáng, có hệ thống thoát nước tốt, đủ ánh sáng để cây sinh trưởng nhanh.
Trong trường hợp bạn trồng bằng chậu, hãy tiến hành bón thêm phân giúp cây phát triển ổn định. Vào mùa mưa kéo dài nên chuyển chậu cây vào dưới mái hiên hoặc trên ban công, đồng thời lượng nước tưới và đặt cây ở nơi thoáng gió. Vào mùa đông, khi cây rơi cành cây của hoa lan tỏi sẽ trở nên mềm hơn, dễ bị rụng lá.
Đây là thời điểm cây cần được chăm sóc đặc biệt. Nếu cây xuất hiện dấu hiệu vàng lá thì chỉ cần cắt bỏ là được. Lưu ý: Việc cắt tỉa cho cây lan tỏi sẽ giúp cây hạn chế tình trạng sâu bệnh. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Vì vậy, bạn chỉ nên tỉa cây khi thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh.
Nguồn: hoatuoihoangnga.com