Từ cuối tháng 4 trở đi, khắp nơi ở Nhật đều treo Cờ cá chép để hưởng ứng ngày trẻ em Kodomo No Hi hay còn gọi là tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 dương lịch. Cờ cá chép thông thường trên cùng là 1 dải cờ tua dua nhiều màu sắc và bên dưới là 3 cá chép.
Cờ tua dua Fuki-nagashi thường có 5 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen tượng trưng cho Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, Thổ trong thuyết Ngũ hành âm dương của Trung Quốc. Ngoài ra còn tượng trưng cho Ngũ Thường là Lễ, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín hay như Ngũ phương, Ngũ quan.
Còn cờ cá chép thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như Trụ cột gia đình Daikoku-bashira (Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăm con, bao bọc gia đình, tức là tượng trung cho Mẹ. Còn màu xanh như trồi non mỗi ngày khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận.
Thêm nữa, vào những ngày này, mọi nơi đều bán bánh Kashiwa-mochi, mà tại sao lại cuốn lá của cây Kashiwa lên bánh mochi nhân đậu đỏ mà không phải lá khác. Bởi vì lá của cây Kashiwa rất đặc biệt, chỉ khi lá xanh đâm trồi thì lá già mới chịu rụng, người Nhật liên tưởng rằng chưa có con cái thì bố mẹ chưa thể chết được, với mong muốn Tử tôn hưng thịnh, con cái đầy nhà. Món bánh không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà còn rất ý nghĩa.
Treo cờ cá chép còn giúp người Nhật thực hiện mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp tương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng.
Nguồn: Hoa Anh Đào