Sapa có những ruộng bậc thang trải dài cùng những đồi ngô xanh tốt, người dân nơi đây với nền văn hóa lâu đời, kho tàng ẩm thực phong phú, đã sáng tạo ra những món ăn bình dị nhưng mang nét đặc trưng. Kể đến đặc sản của nơi này không thể không nhắc đến món rượu ngô cay nồng, được nấu từ những bắp ngô hạt mẩy, vàng ruộm. Rượu ngô ngon nhất ở Sapa phải kể đến rượu ngô Bắc Hà.
Để tạo ra loại rượu ngô ngon nhất mang thương hiệu rượu ngô Bắc Hà hay còn gọi là rượu ngô Bản Phố chính hiệu thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố quyết định chính đến hương vị rượu ngon hay dở.
Rượu ngô thường được các người dân tộc nơi đây dùng vào các bữa cơm thường ngày,cũng như để mời các vị khách đến nhà. Đó là một truyền thống có từ lâu đời của con người dân tộc hiếu khách nơi đây.Khi bạn đến Bắc Hà có thể mua rượu để về ngâm hoặc để làm quà cho mọi người.
Ngô dùng để nấu rượu ngô Bắc Hà không phải là loại ngô phổ biến thường được trồng ở các nương rẫy trên đồi cao hay thung lũng. Thay vào đó phải là loại ngô đặc sản được trồng trên vùng núi đá xa xôi ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà. Đây là giống ngô vàng thuần chủng, thời gian sinh trưởng tầm 6 tháng, phù hợp với điều kiện khí hậu vùng cao.
Rễ của loại ngô này bám chặt vào các khe đá. Lá của nó không chỉ hút nước mà còn nhận cả sương mù từ khí hậu nơi đây. Vì vậy, hạt ngô vô cùng tròn, chắc, mềm, ngọt, ngon và giàu chất dinh dưỡng, màu vàng tươi. Bên cạnh đó, nó còn có mùi thơm đặc trưng không giống như các loại ngô khác. Sau khi thu hoạch ngô, người dân sẽ phơi khô để bảo quản lâu dài để nấu rượu.
| Xem thêm: Chợ phiên Bắc Hà có gì mà luôn thu hút khách du lịch?
Người Bắc Hà có câu: “Khi vào nhớ dốc Trung Đô. Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà”. Dốc Trung Đô án ngữ ở vùng cửa ngõ Bắc Hà, đây là dốc đầu tiên khi đổ đèo để đến với mảnh đất Cao Nguyên Trắng, nó vừa cao vừa dài, khiến cho bất cứ ai đến với Bắc Hà đều ấn tượng. Còn khi đến với Bắc Hà có nhiều loại đặc sản nổi tiếng nhưng rượu ngô là đặc biệt hơn cả, bởi hương vị thơm nồng, quyến rũ, dù có say nhưng không bao giờ có cảm giác mệt mỏi, đau đầu. Cái mùi thơm ấn tượng khác biệt với tất cả các loại rượu ngô ở các vùng khác.
Để có được những giọt rượu thơm nồng, uống dù say nhưng không mệt mỏi hay đau đầu là bởi Bản Phố có được những ưu đãi đặc biệt về thiên nhiên và đồng bào có những bí quyết gia truyền. Rượu được nấu bằng dòng nước mạch trong mát chảy từ núi đá ra. Vị mát lành của dòng nước đã làm nên hương vị rượu thơm nồng quyến rũ đặc biệt không nơi nào có được
Rượu ngô bản Phố – danh tửu của ẩm thực Sapa trong vắt như suối mùa thu, khi mới mở nắp chai rượu sẽ thấy một mùi vị nồng nàn xộc vào mũi, chiếm lấy toàn bộ khứu giác nhưng càng sau càng thấy hương dịu dần. Khi uống rượu sẽ có cảm giác thơm ngon, không hề có vị chua hay gắt rượu, càng uống càng say càng ngây ngất. Loại danh tửu này cũng không hề gây khó chịu, đau đầu cho bạn nếu có trót uống lỡ chén hay uống quá say.
| Gợi ý cho bạn: Combo Sapa 2N1Đ Khách sạn Bamboo Sapa + Xe đưa đón khứ hồi
Để cho ra đời loại rượu ngô thơm ngon nhất, người ta phải lựa chọn loại ngô ngon nhất, cụ thể là ngô nếp hạt màu vàng óng, có mùi thơm và hạt chắc. Khi đã chín già, ngô sẽ được thu hoạch rồi sau đó phơi nguyên bắp 1,2 nắng rồi chất lên gác bếp cho ráo để bảo quản và để nấu rượu dần. Do khí hậu đặc trưng là mùa đông kéo dài nên dân bản nơi đây chỉ trồng được đúng một mùa ngô một năm. Vì vậy họ sẽ chọn ra những bắp ngô nếp ngon nhất, vàng ươm, hạt chắc đem đi phơi cho khô rồi gác bếp để nấu rượu dần.
Nguyên liệu đặc trưng cũng như quan trọng nhất tạo lên hương vị đặc trưng của rượu ngô Bản Phố Sapa đó chính là loại men độc nhất làm từ cây hoa hồng mi. Đây là một loại cây cỏ gần giống lúa,có quả như bông lau, có hạt màu đen nhỏ li ti như hạt vừng được trồng xen lẫn trên nương ngô, nương lúa. Hồng mi sau khi trồng được 3 tháng thì thu hoạch và phơi khô.
Sau khi có đầy đủ nguyên liệu coi như đã đi được một phần 3 chặng đường, tiếp đó dân bản sẽ bắt tay vào việc nấu rượu. Quy trình nấu rượu cũng vô cùng chặt chẽ và cẩn thận để đảm bảo đạt được chất lượng rượu tốt nhất. Tham khảo thêm combo Sapa 2 ngày 1 đêm để thưởng thực những đặc sản khác tại nơi đây.
Đầu tiên đem ngô đi luộc chín, để nguội rồi cho men vào trộn theo tỷ lệ cho trước, ủ hỗn hợp từ 5 đến 7 ngày cho ngô lên men.
Sau khi ngô đã lên men tốt thì đem chưng thành rượu theo tỷ lệ nhất định của dân bản nơi đây. Trong khi nấu phải tuyệt đối để lửa nhỏ, cháy đều để rượu không khê và chỉ nấu bằng bếp củi. Ba lít rượu đầu sẽ có độ cao nhất đồng nghĩa với việc rượu nặng hơn nhưng cũng thơm ngon nhất nồi nên bà con thường giữ lại cho nhà dùng.
Dụng cụ để chưng cất rượu cũng rất đặc biệt. Ngô không đun trực tiếp với nước như nấu rượu gạo mà được chưng cất cách thủy bằng chõ gỗ. Một chiếc chảo gang to đổ đầy nước, bên trên đặt một tấm phên bằng thân cây tre rồi đặt chõ gỗ lên phên tre đó, đổ ngô đã ủ vào và bịt kín bằng một chảo nước bên trên chõ.
Khi đun nước nóng, bốc hơi lên và gặp chảo nước lạnh ngựng tụ lại thành rượu chảy quá máng ra ngoài. Chỗ dùng để chưng cất rượu phải được làm bằng gỗ thông hay pơ mu thì rươụ mới vị thơm ngon đặc biệt. Chảo nước bên trên được thay liên tục để rượu không bị đắng.
| Tìm hiểu thêm: Độc đáo nét văn hóa của người H’Mông tại Sapa
Những năm gần đây trên thị trường xuất hiện những hãng bán rượu ngô. Hai loại rượu ngô có màu vàng và tím thẫm. Theo nguyên lý chưng cất rượu thì những giọt rượu là do bốc hơi và ngưng tụ mà tạo thành. Bất kể là rượu từ gạo, ngô, sắn hay thóc đều có màu trắng hơi đục. Màu trắng là màu của rượu chuẩn, các loại rượu có màu vàng hay tím có thể được khẳng định là rượu pha thêm phẩm màu hoặc chất hóa học.
Vào những khu chợ phiên bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những món đặc trưng của ẩm thực Sapa trong đó có cả rượu ngô Bắc Hà. Trong tiết trời lạnh giá của vùng cao được thưởng thức một ly rượu ngô Bắc Hà ăn kèm thắng cố hay thịt trâu gác bếp thì không còn gì bằng.
Cùng với rượu táo mèo, rượu ngô là một phần quan trọng trong ẩm thực Sapa. Vị men say nồng, rượu ngô trong veo sẽ để lại ấn tượng trong mỗi du khách. Rượu ngô còn là tấm chân tình hiếu khách của người dân vùng cao, khi du khách đến thăm nhà, người dân sẽ mời những chén rượu ngô.
Tác giả: Lê Như Phương